Thứ Tư, 29/09/2021 09:44

Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đạt 7.17%

Tổng Cục Thống kê vừa công bố số liệu về hoạt động ngân hàng và kinh doanh bảo hiểm trong 9 tháng đầu năm 2021.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tăng trưởng tín dụng đạt 7.17%, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2021. Kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng khá, đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 9 tháng năm 2021 tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến thời điểm 20/9/2021, tổng phương tiện thanh toán tăng 4.95% so với cuối năm 2020 (cùng thời điểm năm 2020 tăng 7.58%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4.28% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 7.48%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 7.17% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 4.99%).

Để hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các ngân hàng thương mại lớn trong hệ thống ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay đối với những khoản dư nợ hiện hữu từ giữa tháng 7 đến hết năm 2021. Hiện nay, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng đồng Việt Nam đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên ở mức 4.4%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (4.5%/năm).

Từ cuối tháng 8/2021, nhiều ngân hàng đã thay đổi mức lãi suất huy động theo hướng tiếp tục giảm trong bối cảnh ngân hàng dồi dào thanh khoản và tín dụng tăng chậm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lãi suất tiền gửi bình quân bằng đồng Việt Nam của ngân hàng thương mại trong nước ở mức 0.1%-0.2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3.3%-3.5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4.2%-5.7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; 5.4%-6.8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6.1%-6.9% đối với kỳ hạn trên 24 tháng.

Diễn biến thị trường ngoại tệ và tỷ giá USD/VND nhìn chung ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt. Hoạt động thanh toán trong nền kinh tế diễn ra an toàn, hiệu quả, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán tiếp tục được hoàn thiện; thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 9 tháng năm 2021 ước tính tăng 13% so với cùng kỳ năm trước (quý 3/2021 tăng 7%), trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 17%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 5%.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài, kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm truyền thống như đại lý, ngân hàng… tiếp tục gặp khó khăn, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã hợp tác với những doanh nghiệp lớn, đẩy mạnh các hình thức giới thiệu sản phẩm bảo hiểm trực tuyến nhằm thu hút khách hàng.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Ngân hàng vẫn kiếm lời tốt dù dịch bệnh (29/09/2021)

>   Có nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng khi tái mở cửa nền kinh tế? (29/09/2021)

>   Ngân hàng Nhà nước nói gì về gói 30.000 tỉ đồng cứu hàng không? (28/09/2021)

>   Mất sạch vốn vì đầu tư vào app kiếm tiền, bị lừa tiếp khi vay online (28/09/2021)

>   SeABank mở rộng cung cấp dịch vụ mua bán vàng SJC trực tuyến (28/09/2021)

>   Sacombank rao bán khoản nợ có tài sản đảm bảo là 41 triệu cp BVB  (28/09/2021)

>   Thiết lập trật tự mới về vốn điều lệ ngân hàng (30/09/2021)

>   Ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt vẫn được bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai? (28/09/2021)

>   Sacombank nhận 2 giải thưởng từ The Asian Banking and Finance (28/09/2021)

>   VIB hợp tác Microsoft tạo bứt phá tốc độ dịch vụ và đổi mới sáng tạo (28/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật