Thứ Ba, 28/09/2021 10:52

Ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt vẫn được bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai?

Dự thảo Thông tư mới về bảo lãnh ngân hàng không cấm thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt ở giai đoạn áp dụng can thiệp sớm với ngân hàng thương mại theo quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng...

Dự thảo nới rộng hoạt động nghiệp vụ đối với ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt

Trong dự thảo thông tư mới về bảo lãnh ngân hàng đang được lấy ý kiến, một nội dung đáng chú ý là bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.

Cụ thể, theo dự thảo, ngân hàng thương mại được thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai là ngân hàng thương mại được phép hoạt động bảo lãnh ngân hàng; không bị cấm thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt trong giai đoạn áp dụng can thiệp sớm với ngân hàng thương mại theo quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng.

Như vậy hiểu đơn giản, ngân hàng thương mại bị kiểm soát đặc biệt vẫn có thể bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai nếu không bị cấm thực hiện trong giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt.

Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố công khai danh sách ngân hàng thương mại được thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo từng thời kỳ trên trang thông tin điện tử của mình.

Ngoài ra, dự thảo mới cũng quy định phương thức thực hiện hoạt động bảo lãnh; trong đó, nêu rõ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền lựa chọn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng bằng phương tiện điện tử hoặc giao dịch theo phương thức truyền thống bằng văn bản theo thỏa thuận với các bên liên quan và có giá trị như nhau.

Việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng bằng phương tiện điện tử do các bên tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý rủi ro và quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản có liên quan.

Dự thảo còn nêu rõ quy định về quản lý ngoại hối trong bảo lãnh. Theo đó, việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Khi thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng.

Trước đó, theo Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 07/2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 13/2017 với nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu liên quan đến bảo lãnh trong bán, cho thuê, mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện 2 thông tư trên có phát sinh một số vướng mắc liên quan đến các nội dung như thời điểm xác định số dư bảo lãnh, phương thức thực hiện hoạt động bảo lãnh bằng điện tử, bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú, quy trình phát hành cam kết bảo lãnh cho người mua nhà, cách xác định số dư bảo lãnh đối với chủ đầu tư, quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.

Ngoài ra còn có các vướng mắc về xác định thời hạn của cam kết bảo lãnh, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, hạch toán cho vay bắt buộc, về quy định nội bộ, trách nhiệm của các đơn vị... Do đó, các tổ chức tín dụng kiến nghị cần được tiếp tục nghiên cứu, xử lý.

Vì vậy theo Ngân hàng Nhà nước, để thống nhất với các quy định pháp luật và xử lý các vấn đề thực tế phát sinh nêu trên, việc thay thế Thông tư 07 và Thông tư 13 là hết sức cần thiết.

Vũ Phong

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Sacombank nhận 2 giải thưởng từ The Asian Banking and Finance (28/09/2021)

>   VIB hợp tác Microsoft tạo bứt phá tốc độ dịch vụ và đổi mới sáng tạo (28/09/2021)

>   SHB chính thức giao dịch cổ phiếu trên HOSE từ ngày 11/10 (27/09/2021)

>   VPBank chốt quyền nhận cổ tức và cổ phiếu thưởng tỷ lệ 80% (27/09/2021)

>   Tạp chí Global Economics vinh danh PVcomBank là ngân hàng số tốt nhất Việt Nam 2021 (27/09/2021)

>   Ngân hàng sẽ bơm 100.000 tỷ đồng lãi suất 3-4%/năm ra thị trường (27/09/2021)

>   Đầu tháng 10 sẽ cấp phép thí điểm Mobile Money (27/09/2021)

>   HDBank vào Top thương hiệu tài chính dẫn đầu Việt Nam (27/09/2021)

>   Hạn mức tăng trưởng tín dụng: Những lý do… chưa xác đáng! (27/09/2021)

>   Gói hỗ trợ lãi suất: Cần một cơ chế cho vay đặc biệt từ Quốc hội (27/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật