Thứ Hai, 27/09/2021 14:48

Đầu tháng 10 sẽ cấp phép thí điểm Mobile Money

Thông tin được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết tại hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 26/9...

Thanh toán cốc trà đá, ly cà phê, mớ rau, gói mì tôm… là những hình ảnh dễ hình dung nhất về tính tiện lợi của Mobile Money.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị trên cho biết, để lên môi trường số thì việc thanh toán điện tử được coi là nền tảng. Cách nhanh nhất để thanh toán điện tử phủ được toàn dân thì mobile money là giải pháp tốt nhất.

"Hiện nay, những thủ tục cuối cùng đang được hoàn tất để đầu tháng 10 này, giấy phép thí điểm mobile money sẽ được cấp và hy vọng sẽ tạo thành cú huých mạnh mẽ để thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số", Bộ trưởng Hùng cho hay.

“Gần 2 năm qua, Covid-19 đã tạo ra cho chúng ta rất nhiều khó khăn và thách thức. Covid rồi cũng sẽ qua đi. Nhưng quan trọng là ai sẽ tận dụng được cơ hội mà Covid mang lại, ai sẽ là người thích ứng nhanh, kịp thời thay đổi mô hình kinh doanh để vượt lên với sức sống mạnh mẽ hơn. Một số quốc gia đã làm được. Nhiều doanh nghiệp đã làm được. Đó là nhanh chóng chuyển hoạt động lên môi trường số. Với chuyển đổi số thì một tháng Covid có thể bằng cả chục năm”.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. 

Trước đó Thủ tướng đã ban hành Quyết định phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Quyết định cho phép triển khai thí điểm Mobile Money có hiệu lực từ ngày 9/3/2021 và sẽ được thực hiện trong 2 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp đầu tiên thực hiện thí điểm được chấp thuận triển khai thí điểm.

Cũng theo Bộ trưởng Hùng, để mọi người có niềm tin chuyển lên môi trường số thì đảm bảo an toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết. Có một tin vui là năm 2020, Việt Nam được quốc tế xếp hạng thứ 25 trong số 194 quốc gia về an toàn, an ninh mạng toàn cầu. Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương thì Việt Nam xếp thứ 7. Trước đó, năm 2018, Việt Nam xếp hạng thứ 50 thế giới.

“Gần 2 năm qua, Covid-19 đã tạo ra cho chúng ta rất nhiều khó khăn và thách thức. Covid rồi cũng sẽ qua đi. Nhưng quan trọng là ai sẽ tận dụng được cơ hội mà Covid mang lại, ai sẽ là người thích ứng nhanh, kịp thời thay đổi mô hình kinh doanh để vượt lên với sức sống mạnh mẽ hơn. Một số quốc gia đã làm được. Nhiều doanh nghiệp đã làm được. Đó là nhanh chóng chuyển hoạt động lên môi trường số. Với chuyển đổi số thì một tháng Covid có thể bằng cả chục năm”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết thêm.

Hiện nay để thúc đẩy chuyển đổi số, các nhà mạng viễn thông đã thực hiện gói hỗ trợ cước viễn thông và Internet lên tới 10.000 tỷ đồng. Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ số xây dựng một bộ phần mềm để hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, miễn phí từ 3-6 tháng đầu, hiện nay đã có trên 10.000 doanh nghiệp đang sử dụng.

Trong năm 2021 này, mạng viễn thông sẽ giải quyết triệt để 2.000 điểm lõm sóng cuối cùng để toàn dân được phủ sóng viễn thông và Internet. Chương trình 1 triệu máy tính cho em do Thủ tướng Chính phủ phát động cũng là cú huých thúc đẩy chuyển đổi số ngành Giáo dục và xã hội số.

Người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông cũng cho biết, Chính phủ sẽ ký Nghị định về đấu giá tần số trong quý 4 này để Bộ Thông tin và Truyền thông cấp được tần số 4G/5G cho các nhà mạng đầu tư tăng dung lượng và đặc biệt là phủ sóng 5G trên phạm vi toàn quốc năm 2022. Cũng như từ năm 2023 thì 100% người dân sẽ dùng điện thoại thông minh. Chiến lược hạ tầng số Việt Nam đặt mục tiêu xếp hạng top 30 thế giới trước năm 2025, như vậy các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ có được một hạ tầng số hiện đại để phát triển kinh tế số.

Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Dịch vụ công trực tuyến sẽ tăng từ 30% của năm 2020 lên 100% vào năm 2021. Các hoạt động của Chính phủ sẽ chuyển nhanh lên môi trường số, kể cả các hoạt động thanh kiểm tra. Chính phủ sẽ dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số quốc gia nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình này thông qua việc hoàn thiện các thể chế số.

Ông Hùng cũng cho biết, năm 2021, Chính phủ sẽ ban hành nhiều nghị định và chiến lược liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số.

Hồng Vinh

VnEconomy

Các tin tức khác

>   HDBank vào Top thương hiệu tài chính dẫn đầu Việt Nam (27/09/2021)

>   Hạn mức tăng trưởng tín dụng: Những lý do… chưa xác đáng! (27/09/2021)

>   Gói hỗ trợ lãi suất: Cần một cơ chế cho vay đặc biệt từ Quốc hội (27/09/2021)

>   Ngân hàng Nhà nước "rung chuông" kiểm soát chặt tín dụng bất động sản (26/09/2021)

>   Giả mạo nhân viên ngân hàng, công ty tài chính, lừa thanh toán khoản vay vào tài khoản cá nhân (25/09/2021)

>   Sacombank triển khai chương trình "ATM hiến máu cứu người"  (25/09/2021)

>   Giá USD quay lại đỉnh cũ (24/09/2021)

>   Mở thẻ Visa - Nhận quà ưu đãi với Sacombank  (24/09/2021)

>   Công ty tài chính đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (24/09/2021)

>   Động lực tăng trưởng nào cho cổ phiếu SHB sau khi “chuyển nhà” sang HOSE? (24/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật