Thứ Tư, 08/09/2021 20:00

Góc nhìn 09/09: Tiếp tục điều chỉnh?

Theo quan điểm của KBSV, thị trường đang tạm thời quay lại vùng trung tính sau phiên điều chỉnh 08/09. Điều này để ngỏ khả năng tiếp tục điều chỉnh xuống ngưỡng hỗ trợ then chốt quanh 1,320 điểm, đây là vùng mang tính quyết định đến khả năng duy trì được xu hướng tăng ngắn hạn của VN-Index.

Khả năng tiếp tục điều chỉnh vẫn còn để ngỏ

CTCK KB Việt Nam (KBSV): KBSV nhận định diễn biến đảo chiều trong phiên 08/09 đã khiến chỉ số tạm thời quay lại vùng trung tính. Điều này để ngỏ khả năng tiếp tục điều chỉnh xuống ngưỡng hỗ trợ then chốt quanh 1,320 điểm, đây là vùng mang tính quyết định đến khả năng duy trì được xu hướng tăng ngắn hạn của VN-Index. Mặc dù vậy, trước khi điểm đỡ này bị phá vỡ, cơ hội còn thêm nhịp tăng gối đầu vẫn đang hiện hữu.

KBSV khuyến nghị nhà đầu tư nên tiếp tục duy trì vị thế trung hạn, có thể kết hợp mở thêm 1 phần vị thế T+ tại vùng hỗ trợ nhưng cần tuân thủ nguyên tắc dừng lỗ nếu chỉ số đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn.

Nhóm Smallcap và Midcap đang đối mặt với áp lực chốt lời

CTCK MB (MBS): MBS đánh giá việc thị trường có thêm 1 phiên điều chỉnh trong phiên 08/09 là do nhóm cổ phiếu ngân hàng không giữ được đà tăng, trong khi áp lực chốt lời từ nhóm Smallcap và Midcap vẫn tiếp diễn sau chuỗi tăng dài ngày. Bên cạnh đó, áp lực chiều chỉnh của thị trường còn chịu tác động bởi thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt giảm điểm trong phiên 08/09.

Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index phiên 08/09 test lại ngưỡng MA50 rồi thu hẹp đà giảm, tuy nhiên độ hồi còn yếu do lực cản từ nhóm Vingroup và ngân hàng. Do vậy, chỉ số này có thể kiểm nghiệm lại ngưỡng MA100 ở 1,317 – 1,320 điểm trong các phiên sắp tới. Cơ hội để nhà đầu tư cơ cấu danh mục đối với những nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ: Xuất khẩu, logistics, thị trường hàng hóa và thực phẩm, đầu tư công,…

Áp lực bán ra chưa mạnh

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): SHS đánh giá điểm sáng trong phiên điều chỉnh 08/09 là việc thanh khoản trong phiên suy giảm và thấp hơn mức trung bình 20 phiên, điều này cho thấy áp lực bán ra là không thực sự mạnh. Tuy nhiên, điểm tiêu cực là khối ngoại bán ròng phiên thứ 8 liên tiếp trên hai sàn với khoảng 450 tỷ đồng tạo thêm áp lực lên thị trường.

Trên góc nhìn kỹ thuật, VN-Index vẫn đang trong sóng điều chỉnh và dư địa giảm có thể vẫn còn. Dự báo, trong phiên giao dịch 09/09, VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 1,330 điểm (MA50) và xa hơn là ngưỡng hỗ trợ tâm lý quanh 1,300 điểm. Vùng kháng cự của chỉ số trong khoảng 1,340 – 1,350 điểm. Những nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể canh những phiên hồi kỹ thuật để giảm tỷ trọng. Nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt cao đứng ngoài và quan sát thị trường, tránh mua đuổi ở thời điểm hiện tại.

Nhóm cổ phiếu Largecap đang suy yếu

CTCK Asean (Aseansc): Aseansc nhận định nguyên nhân chính khiến chỉ số VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên giao dịch 08/09 là do nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn bắt đầu suy yếu, đặc biệt là nhóm ngân hàng. Dự báo trong phiên giao dịch 09/09, VN-Index có thể sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,325 – 1,330 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1,315 – 1,320 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Về mặt kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ vừa với giá đóng cửa nằm dưới các đường trung bình động ngắn hạn MA3 ngày, MA5 ngày, và MA20 ngày, kèm thanh khoản ở mức thấp, là tín hiệu khá tiêu cực. Điều này cho thấy bên bán đang tạm thời chiếm ưu thế, và xu hướng ngắn hạn trở nên tiêu cực hơn. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,325 – 1,330 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1,315 – 1,320 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1,335 – 1,340 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,345 – 1,350 điểm.

Thị trường đang thiếu vắng thông tin hỗ trợ

CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS): VCBS cho rằng việc áp lực bán gia tăng nhanh chóng trên toàn thị trường là dễ hiểu trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ như hiện tại. Tuy nhiên, các đường trung bình động 50 và 100 ngày (tương ứng vùng điểm 1,320 – 1,330 điểm) vẫn đang đóng vai trò hỗ trợ cho chỉ số trong ngắn hạn.

Trong bối cảnh thiếu hụt thông tin hỗ trợ như hiện tại, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn có thể chủ động giảm tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ trong danh mục. Trong khi đó, nhà đầu tư trung và dài hạn vẫn có thể tiếp tục nắm giữ danh mục và cân nhắc tận dụng nhịp điều chỉnh của thị trường để tích lũy thêm các cổ phiếu mục tiêu trên cơ sở kỳ vọng vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 và quý 4 của các doanh nghiệp niêm yết.

 

Thị trường sẽ trở về ngưỡng 1,350-1,380 điểm nếu VN-Index phục hồi

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Nối tiếp nhịp điều chỉnh phiên 07/09, thị trường giao dịch giằng co trong phiên sáng nhưng chìm trong sắc đỏ vào phiên chiều 0809. Dòng tiền đầu tư co cụm vào 1 số ngành nhất định khi chỉ có 5/19 nhóm ngành tăng điểm so với phiên 07/09. Các ngành hạn chế đà giảm của thị trường là Tài nguyên cơ bản, Bán lẻ, Du lịch và giải trí. Độ rộng thị trường duy trì trạng thái tiêu cực với thanh khoản suy giảm so với phiên trước cho thấy tâm lý chốt lãi ngắn hạn trước ngưỡng kháng cự 1,350 điểm. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng tại sàn HOSE và mua ròng tại sàn HNX. Phiên điều chỉnh 08/09 đã khiến thị trường trở về ngưỡng 1,330 điểm, cũng là ngưỡng hỗ trợ quan trọng của thị trường. Xu hướng vận động sắp tới sẽ phụ thuộc vào khá nhiều vào phiên giao dịch 09/09 tới. Nếu VN-Index hồi phục trở lại, thị trường sẽ trở về ngưỡng 1,350-1,380 điểm. Nếu không, VN-Index sẽ tích lũy trong vùng 1,300-1,330 điểm.

Điểm số đánh giá kỹ thuật trong ngắn hạn được cải thiện

CTCK Mirae Asset: Khối ngoại vẫn tiếp tục vị thế bán ròng với tổng giá trị bán ròng đạt hơn 437 tỷ trên cả 2 sàn HNXHOSE. Hai mã ngân hàng là VCBHDB thu hút dòng tiền tích cực khi mua ròng lần lượt 50 tỷ và 39 tỷ. Còn ở chiều ngược lại, VHM chịu áp lực bán ròng nhiều nhất với giá trị hơn 242 tỷ và tiếp theo là VIC với 144 tỷ đồng. Tuy VN-Index ghi nhận mức giảm điểm vào kết phiên giao dịch, nhưng điểm số đánh giá kỹ thuật trong ngắn hạn lại được cải thiện khi tăng từ mức +2 điểm lên mức +4 điểm với trạng thái đánh giá từ trung tính lên mức khả quan.

Đi ngang trong ngắn hạn

CTCK Tân Việt (TVSI): Vnindex tiếp tục tạo cây nến Bearish Enguffling giảm điểm trở lại đi kèm thanh khoản suy giảm. Đà giảm điểm của thị trường tăng mạnh sau khung 2 giờ do áp lực giảm của các mã cổ phiếu trong rổ VN30. Nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán là các nhân tố chính giúp thị trường thu hẹp đà giảm cũng đã giảm điểm trở lại. Như vậy, VN-Index xác nhận điều chỉnh từ vùng kháng cự trên 1,350 điểm và xu hướng của thị trường vẫn đang là đi ngang. Vùng biên độ dao động hiện tại là quanh 1,300-1,350 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn duy trì trạng thái trung lập, chưa xác nhận cho một nhịp tăng mới.

Chỉ số đang trong một nhịp điều chỉnh thuần túy sau nhiều phiên tăng điểm mạnh trước đó. Áp lực điều chỉnh hiện tại đang đồng thuận giữa các mã vốn hóa lớn nhưng nhiều nhóm ngành đã có tín hiệu tăng giá trở lại. Tín hiệu tiêu cực nhất là chỉ số sẽ điều chỉnh về lấp lại gap tăng ở quanh 1,315 điểm nhưng với đà giảm chính đến từ nhóm ngân hàng và chứng khoán. TVSI đánh giá rằng VN-Index vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, VN-Index đang trong xu hướng đi ngang quanh vùng biên độ 1,300-1,350 điểm.

Tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cao

CTCK Yuanta Việt Nam: Chỉ số VN-Index có thể tiếp tục giằng co trong vùng 1,330-1,340 điểm trong phiên giao dịch 09/09 tới. Điểm tích cực là áp lực bán trên nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đã có chiều hướng giảm cho nên các chỉ số VNMidcaps và VNSmallcaps có thể quay trở lại đà tăng trong phiên kế tiếp. Về cơ bản, nhóm cổ phiếu vốn vừa và nhỏ vẫn đang thu hút dòng tiền tốt hơn so với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Đồng thời, Yuanta đánh giá rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp và chỉ báo tâm lý vẫn trong vùng lạc quan cho thấy chiến lược ngắn hạn vẫn là nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cao và tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

 

Thượng Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 08/09: Thị trường có thể ở trạng thái "xanh vỏ, đỏ lòng"? (07/09/2021)

>   VDSC: Cổ phiếu ngân hàng có thể biến động mạnh trong tháng 9 (07/09/2021)

>   Chứng khoán khó bứt phá trong tháng 9? (07/09/2021)

>   Góc nhìn 07/09: Dòng tiền đang quay trở lại? (06/09/2021)

>   Mirae Asset: VN-Index có thể hướng đến đỉnh cao mới 1,440 nếu dịch được kiểm soát (07/09/2021)

>   VNDirect: Định giá thị trường đã về vùng hấp dẫn (06/09/2021)

>   Triển vọng nào ở MSN, PHR và VTP? (06/09/2021)

>   Góc nhìn tuần 06-10/09: Vẫn khả quan trong trung và dài hạn? (05/09/2021)

>   Chuyên gia VinaCapital: Lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết sẽ tăng mạnh trong năm tới (02/09/2021)

>   Nhiều áp lực cho thị trường bất động sản quý cuối năm (08/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật