Chứng khoán khó bứt phá trong tháng 9?
Theo đánh giá của các chuyên gia, tâm lý thị trường thận trọng cùng triển vọng kinh tế không mấy tích cực trong quý 3 sẽ khiến thị trường chứng khoán tháng 9 khó bứt phá. Đà tăng sẽ được xác nhận trở lại khi dịch được kiểm soát, mở ra cơ hội phục hồi của nền kinh tế.
Thị trường tháng 9 khó bứt phá
Ông Hoàng Công Tuấn - Trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô CTCK MB (MBS) cho rằng thị trường chứng khoán tháng 9 sẽ đi vào vùng trũng thông tin khi kết quả kinh doanh quý 2 đã ra hết, còn quý 3 dự báo nhiều tiêu cực. Xung lực ngắn hạn của thị trường sẽ yếu đi, có thể thấy được qua đà giảm của nhóm ngân hàng gần đây. Nhưng nếu nhìn tổng thể, thị trường vẫn sẽ tích cực trong dài hạn. Kết hợp hai xung lực ngắn và dài hạn sẽ khiến thị trường dao động đi ngang trong tháng 9, biên dao động hẹp trong vùng 1,300-1,340, trước khi có thể bứt phá mạnh.
Khóa học Online
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ỨNG DỤNG
Thời điểm Mua -Bán cổ phiếu
💡 Khai giảng: 10/9/2021
💡 Ưu đãi lên đến: 50%++
Hotline: 0908 16 98 98
>> Đăng ký ngay
|
Dòng tiền có sự biến động dù vẫn đang hết sức dồi dào. Giá trị giao dịch HOSE có lúc giảm xuống 15 ngàn tỷ đồng, rất thấp so với mức cao trước đó, và hiện đã hồi phục về trên 20 ngàn tỷ đồng. Điều này cho thấy một phần dòng tiền có xu hướng thận trọng. Nhìn chung, các yếu tố như nhà đầu tư mới tăng, lãi suất thấp vẫn đang hỗ trợ nhưng dòng tiền phải đợi tới tháng 10 khi tình hình dịch, triển vọng kinh doanh đã rõ ràng thì mới quay trở lại.
Ông Tuấn nhận định diễn biến dịch chắc chắn ảnh hưởng triển vọng kinh tế. Các tổ chức dự báo đều đồng thuận tăng trưởng GDP ở mức 4.8%. Triển vọng kinh tế phụ thuộc vào tình hình chống dịch và tiêm vắc xin. Theo kế hoạch thì hết tháng 9 sẽ tiêm được 80% mũi 2 ở TP.HCM, như vậy, kinh tế quý 3 không mấy triển vọng mà phải đợi sang quý 4. Dịch bệnh có thể kéo dài nhưng các thành phố trung tâm sẽ được khống chế sớm hơn và kinh tế sẽ phục hồi dần từng phần.
Theo ông Trần Trương Mạnh Hiếu - Trưởng nhóm phân tích chiến lược CTCK KIS Việt Nam (KIS), thị trường tháng 9 sẽ diễn biến phức tạp khi tâm lý nhà đầu tư thận trọng. Các dữ liệu vĩ mô hiện tại không được tốt. Trong các phiên cuối tháng 8, thị trường biến động khá lớn trong phiên, áp lực bán về cuối phiên gia tăng. Do đó, sang tháng 9, thị trường có nhiều phiên biến động vượt ngoài kỳ vọng của nhà đầu tư. VN-Index sẽ biến động trong khoảng 1,300-1,380 điểm.
Trong ngắn hạn, thị trường có thể sụt giảm nhưng trong dài hạn thì tích cực, VN-Index vẫn tiếp tục trong xu hướng tăng tốt. Kiểm soát dịch giúp doanh nghiệp kinh doanh trở lại và kinh tế phục hồi. Rủi ro lớn nhất là tốc độ kiểm soát dịch, nếu không kiểm soát được thì sẽ dẫn tới đổ vỡ kinh tế.
Theo dấu dòng tiền
Ông Tuấn đánh giá dòng tiền trên thị trường đang luân chuyển khôn ngoan, đặc biệt là các dòng tiền lớn. Có thể thấy, triển vọng quý 3 khó khăn thì nhóm ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng do nợ xấu tăng nên dòng tiền rút khỏi nhóm ngân hàng. Một số nhóm ngành khác lại đang hút vốn như điện, nước. Vì thị trường ở vùng trũng thông tin nên tiền chỉ quanh quẩn luân chuyển giữa các nhóm ngành, từ đó tạo ra các sóng ngành ngắn luân phiên gần đây.
Nhóm chứng khoán được kỳ vọng tiếp tục hút tiền vì ít bị ảnh hưởng bởi dịch. Nhóm ngân hàng có thể quay lại vào cuối quý 3 khi đã về vùng giá thấp và nhà đầu tư mua với kỳ vọng vào kết quả kinh doanh quý 4.
Trong ngắn hạn, tháng 9 này, chứng khoán và thủy điện là những nhóm sẽ hưởng lợi. Về dài hạn, ông Tuấn cho rằng tác động của Covid chỉ là câu chuyện năm nay, kinh tế sẽ hồi phục trong năm sau. Do đó, nhà đầu tư nên lựa chọn đầu tư vào các công ty có triển vọng hồi phục trong năm sau.
Còn theo ông Hiếu, dòng tiền thận trọng nhưng vẫn có sự luân chuyển ở một số nhóm Mid Cap và penny, xoay quanh các mã này chủ yếu là có câu chuyện, có cơ bản tốt. Đây không phải thời điểm tốt để mua cổ phiếu vì rủi ro khá cao, cần các tín hiệu xác nhận xu hướng tăng trở lại. Dòng tiền ngắn hạn luân chuyển khá nhiều và chỉ một số cổ phiếu có câu chuyện mới lên được.
Thời điểm này, nhà đầu tư nên giữ cổ phiếu ở tỷ trọng an toàn, quan sát thị trường. Nói về nhóm ngành, trong ngắn hạn, dòng tiền có thể tập trung vào các nhóm như chứng khoán vì đây là nhóm vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao so với năm trước sẽ đảm bảo cho hoạt động của nhóm chứng khoán. Triển vọng tốt của nhóm này sẽ kéo tới năm sau.
Trong dài hạn, ngân hàng và tiêu dùng sẽ là nhóm ngành triển vọng.
Chí Kiên
FILI
|