Thứ Ba, 24/08/2021 15:28

Truy tố 10 bị can trong vụ thất thoát 184 tỷ đồng tại Ngân hàng Đông Á

Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 10 bị can trong vụ án thất thoát 184 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB).

Truy tố 10 bị can trong vụ thất thoát 184 tỷ đồng tại Ngân hàng Đông Á
Cựu Tổng giám đốc DongABank Trần Phương Bình tại phiên tòa sơ thẩm.

Dàn cựu lãnh đạo DAB chi nhánh Hà Nội bị truy tố

Các bị cáo bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan ngân hàng”.

Theo cáo trạng, Công ty An Phát của Phan Thúy Mai làm chủ đầu tư dự án bất động sản Đồi 79 mùa xuân tại huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc (nay thuộc Hà Nội). Mai có quan hệ thân thiết với Ban giám đốc DAB nên đề xuất vay tiền tại đây.

Từ năm 2007 - 2014, Phan Thúy Mai đã lợi dụng quan hệ để vận động lãnh đạo ngân hàng Đông Á chỉ đạo chi nhánh Hà Nội giải ngân nhanh các khoản vay, bỏ qua quy trình thẩm định tài sản. Nữ giám đốc này còn làm giả tài liệu để giao dịch, lấy tài sản không đủ điều kiện mang đi thế chấp.

Các bị can gồm: Trần Phương Bình – nguyên Tổng Giám đốc DAB; Nguyễn Thị Kim Xuyến - nguyên Phó TGĐ DAB; Trần Đạo Vũ - nguyên Phó tổng DAB kiêm Giám đốc chi nhánh; Lương Ngọc Quý - nguyên Giám đốc DAB chi nhánh; Nguyễn Thị Kim Đường - nguyên Phó giám đốc DAB chi nhánh; Nguyễn Thị Ngọc Anh; Võ Thị Bạch Hương; Nguyễn Minh Hoàng; Nguyễn Thị Phương (nguyên nhân viên DAB), chi nhánh tất cả đều công tác tại Hà Nội và Phan Thúy Mai, cựu Giám đốc Công ty đầu tư và du lịch An Phát.

Đến nay, bị can Mai và Công ty An Phát không thể trả nợ. Viện KSND Hà Nội cho rằng, hành vi của ông Trần Phương Bình (nguyên Tổng Giám đốc DAB) cùng đồng phạm đã khiến DAB chịu thiệt hại 184 tỷ đồng.

Liên quan Công ty An Phát, năm 2017, Phan Thúy Mai bị TAND Hà Nội phạt 16 năm tù vì chiếm đoạt 2 đất nền biệt thự trị giá hơn 30 tỷ đồng của doanh nghiệp này rồi mang đi cầm cố các ngân hàng, lấy tiền chi tiêu cá nhân.

Phần mình, ông Trần Phương Bình cũng giúp Phan Thúy Mai nhiều lần vay tiền tại ngân hàng Đông Á và trực tiếp phê duyệt gói tín dụng 500 tỷ đồng cho Công ty An Phát.

Ông Bình và thuộc cấp là Nguyễn Thị Kim Xuyến chỉ đạo chi nhánh DAB Hà Nội giải ngân nhanh cho Mai, làm hồ sơ gấp, bỏ qua các quy trình thẩm định, không thực hiện đúng các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo.

Vay vàng ảo

Phan Thúy Mai tại phiên tòa ở Hà Nội năm 2017.

Cơ quan truy tố xác định, bị can Xuyến giúp Mai vay tiền vì có quan hệ và chính Xuyến góp 5% cổ phần vào Công ty An Phát để đầu tư dự án Đồi 79 mùa xuân. Trong đó, ông Bình giúp Mai vay tiền dù không đủ điều kiện vì muốn Công ty An Phát “đảo nợ cũ”, tránh cho DAB tăng nợ xấu.

Ngoài ra, năm 2008, Mai còn ký khống hợp đồng thể hiện Công ty An Phát vay 185.000 chỉ vàng của DAB, nhưng thực tế không có khoản vay này. Việc ký hợp đồng khống để giúp ông Bình che giấu số vàng làm thất thoát của ngân hàng Đông Á.

Do ông Bình “nể nang”, giúp đỡ Mai vay tiền của DAB. Hợp đồng vay vàng khống đã được cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố để xử lý trong một vụ án khác.

Nhóm cán bộ DAB chi nhánh Hà Nội thừa nhận biết Mai là khách hàng VIP, có quan hệ với ông Bình, bà Xuyến và được 2 lãnh đạo yêu cầu “tạo điều kiện” cho Mai. Nhóm này khai việc giải ngân khoản vay khi chưa hoàn tất thủ tục về tài sản đảm bảo đều có sự đồng ý, chỉ đạo của ông Trần Phương Bình.

Ông Trần Phương Bình trước đó đã nhận án tù chung thân năm 2018 trong vụ án Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) và đồng phạm chiếm đoạt, làm thất thoát tiền của DAB. Năm 2020, ông Bình nhận án tù chung thân thứ 2 trong vụ thất thoát hơn 8.000 tỷ đồng của ngân hàng.

Trong vụ án tại ngân hàng Đông Á, bị can Xuyến cũng bị phạt 30 năm tù về các tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Minh Đức

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Áp lực lãi vay ngân hàng, nhiều tài xế dịch vụ phải bán xe trả nợ (24/08/2021)

>   Phó Thống đốc: Sẽ tăng cường giám sát thực hiện các cam kết giảm lãi suất (23/08/2021)

>   SeABank vinh dự được trao tặng Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước (23/08/2021)

>   Phó Tổng Giám đốc muốn thoái 2 triệu cp MBB (23/08/2021)

>   Tự động hóa chi lương - dịch vụ đa tiện ích cho doanh nghiệp và người lao động (23/08/2021)

>   An toàn trong tay, nhận ngay giá tốt khi bán ngoại tệ cùng Ngân hàng số HDBank (23/08/2021)

>   Câu chuyện lợi nhuận của ngành ngân hàng (23/08/2021)

>   Giảm mạnh giá mua ngoại tệ: Đâu là động lực và hệ quả? (23/08/2021)

>   Hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và TCTD được phép hoạt động ngoại hối (21/08/2021)

>   Khách hàng cá nhân 'ngóng' ngân hàng hỗ trợ (21/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật