Thứ Năm, 12/08/2021 15:43

Nỗi lo của người Mỹ: Lạm phát tăng mạnh hơn tiền lương

Các công ty nhỏ và lớn đang nâng lương để thu hút người lao động, đồng thời níu giữ nhân viên khi nền kinh tế Mỹ hồi phục.

Tuy nhiên, tiền lương tăng thêm chưa thể bắt kịp với đà tăng của lạm phát. Trên thực tế, thu nhập của người dân Mỹ đang thấp hơn thời điểm tháng 12/2019 sau khi điều chỉnh lạm phát, theo phân tích của Jason Furman, Giảng viên Kinh tế tại Đại học Harvard.

Chỉ số chi phí lao động – vốn theo dõi tiền lương, cùng với các phúc lợi y tế, hưu trí và các lợi ích khác của người lao động – giảm trong quý gần nhất và thấp hơn 2% so với xu hướng trước dịch sau khi điều chỉnh lạm phát. Trong đó, tiền lương đang tăng nhanh hơn chi phí phúc lợi. “Nền kinh tế hồi phục mạnh đang thúc đẩy giá cả tăng nhanh hơn tiền lương”, ông Furman cho biết.

Chỉ số này không bị ảnh hưởng bởi sự bóp méo như các chỉ số khác như thu nhập trung bình mỗi giờ, vì giữ nguyên thành phần lực lượng lao động. Trong khi đó, thu nhập trung bình mỗi giờ lại biến động mạnh khi nhiều người lao động tiền lương thấp nghỉ việc giai đoạn đầu và hiện đã trở lại làm việc.

Nếu không tính đến lạm phát, tiền lương của người lao động tăng 2.8% trong khoảng tháng 3-6/2021, bất chấp tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao. Theo Cục thống kê Lao động Mỹ, số lượng vị trí tuyển dụng ở mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, giá cả cũng tăng vọt. Xăng tăng, thực phẩm đắt đỏ hơn, còn giá xe hơi thì ở mức kỷ lục.

Chỉ số CPI tăng 0.5% so với tháng 6 và tăng 5.4% so với 1 năm trước, theo dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ công bố trong ngày 11/08. Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI lõi tăng 0.3% so với tháng trước và 4.3% so với tháng 7/2020.

Theo khảo sát người tiêu dùng của Đại học Michigan, ngày càng nhiều người Mỹ la ngại về việc giá nhà, xe và đồ gia dụng tăng cao. Một khảo sát của Fed khu vực New York công bố trong ngày 09/08 cho thấy kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng trong năm 2022 đang ở mức kỷ lục, trong khi kỳ vọng trong trung hạn tăng lên đỉnh 8 năm.

“Báo cáo CPI tháng 7 cho thấy các mặt hàng nhạy cảm với việc mở cửa kinh tế đang chững lại, ghi nhận mức đóng góp yếu nhất vào đà tăng CPI kể từ tháng 3/2021. Dịch vụ sẽ tăng giá mạnh hơn và theo chúng tôi, giá thuê nhà – chiếm 1/3 CPI – sẽ tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm”, các chuyên gia kinh tế của Bloomberg cho hay.

Nhiều công ty đã tăng – hoặc có kế hoạch tăng – giá bán cho người tiêu dùng để bù đắp đà tăng về chi phí nguyên vật liệu và sản xuất, như Colgate-Palmolive Co., Procter & Gamble Co. và Kimberly-Clark Corp.

Người tiêu dùng Mỹ đang đối mặt với các mức giá cao hơn cho dịch vụ ăn ngoài, hàng bách hóa và đồ chăm sóc cá nhân, dữ liệu CPI cho thấy. Chi phí cho việc ăn ngoài tăng 0.8% trong tháng 7/2021, tháng tăng mạnh nhất kể từ năm 1981.

Vũ Hạo (Theo CNN)

FILI

Các tin tức khác

>   Vì sao Mỹ kêu gọi OPEC tăng sản lượng khai thác dầu? (12/08/2021)

>   CPI Mỹ tăng 5.4% trong tháng 7 (12/08/2021)

>   Ba kim loại sẽ ‘hot’ nhờ nhu cầu năng lượng tái tạo tăng vọt (12/08/2021)

>   Thượng viện Mỹ thông qua gói hạ tầng 1,000 tỷ USD, chờ Hạ viện phê duyệt (11/08/2021)

>   Những rủi ro gì đi kèm với chính sách nới lỏng tiền tệ hiện tại? (14/08/2021)

>   Fed sắp đến thời điểm giảm chương trình mua tài sản? (10/08/2021)

>   Trung Quốc sắp gia hạn cắt giảm sản lượng thép tại Đường Sơn? (10/08/2021)

>   Người dân Trung Quốc ngập trong nợ nần vì mua bất động sản (10/08/2021)

>   Xuất khẩu của Trung Quốc chững lại trong tháng 7 (09/08/2021)

>   Vaccine - “chìa khoá” để thế giới thực hiện mục tiêu kép (09/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật