Chủ Nhật, 22/08/2021 21:20

Ngành chip toàn cầu đang trữ nguyên liệu, thành phẩm mức cao kỷ lục

Kho trữ nguyên liệu và chip thành phẩm của 9 hãng chế tạo chip hàng đầu thế giới đạt giá trị kỷ lục đến 64,7 tỉ đô la vào cuối tháng 6 rồi. Trong khi đó, các hãng lại gia tăng sản xuất nhằm giảm bớt tình trạng thiếu hụt kéo dài làm ảnh hưởng đến các nhà máy xe hơi và ngành công nghiệp khác.

Nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo tình trạng dư thừa sẽ diễn ra trong 2-3 năm tới do hệ quả từ hàng loạt dự án đầu tư hiện nay.

Samsung Electronics và các hãng chip hàng đầu thế giới có lượng dự trữ nguyên liệu thô, chip đang gia công và chip thành phẩm cao kỷ lục. Ảnh: Samsung.

Mọi thứ vượt dự báo, đơn hàng bằng doanh thu 2 năm

Quá trình số hóa và sự xuất hiện ngày càng phổ biến hơn của thiết bị 5G đã khiến chip trở thành linh kiện không thể thiếu trong nhiều ngành. Khi các hãng đang nháo nhào tìm cách mở rộng sản xuất, nhiều dây chuyền sản xuất chip ở Đông Nam Á đang bị đình trệ bởi các biện pháp phòng dịch khi chủng Delta hoành hành.

Nhu cầu chip cho các loại máy tính năng lực xử lý cao và ngành xe hơi đã vượt qua mọi dự đoán – C.C.Wei, CEO của hãng chip hàng đầu TSMC của Đài Loan phát biểu. Hãng chip lớn nhất thế giới này đang tối đa hóa dây chuyền sản xuất để đáp ứng nhu cầu chip của ngành xe hơi tăng 30% trong sáu tháng đầu năm nay.

Kho trữ của TSMC, Intel, Samsung Electronics, Micron Technology, SK Hynix, Western Digital, Texas Instruments, Infineon Technologies và STMicroelectronics hiện ở mức cao nhất trong lịch sử, do các hãng đang cố trữ nguyên liệu thô – theo Nikkei Asia. Theo số liệu của 7 công ty dữ liệu so sánh, tỉ lệ nguyên liệu thô trong kho trữ đã tăng dần từ tháng 3-2019 và chạm cột mốc 24% vào cuối tháng 3 vừa rồi.

Tình trạng thiếu hụt trên toàn cầu cũng lan ra và tác động đến ngành chế tạo khuôn sản xuất chip. “Tôi tin là chúng tôi sẽ vẫn gặp cảnh thiếu thốn trong phần lớn thời gian của năm tới”, CEO hãng Nvidia Jensen Huang phát biểu trong buổi họp trực tuyến hôm 18-8. Hiện Nvidia đang thuê ngoài các hãng chip để sản xuất khuôn đúc chip.

Nhưng vẫn có ý kiến cho rằng kho trữ nguyên liệu gia tăng không nhất thiết phản ánh chính xác nhu cầu chip thật sự. Chẳng hạn, nhiều hãng xe hơi đang chuyển dịch từ chiến lược đúng thời điểm – tức là chỉ trữ ít linh kiện trong thời gian càng ngắn cáng tốt – sang sách lược trữ linh kiện thay thế trong trường hợp chuỗi cung ứng gián đoạn. “Chúng ta cần thay đổi cách thức chúng ta tiếp cận với kho dự trữ, chẳng hạn như tìm kiếm nhiều nhà cung ứng chip hơn”, Phó chủ tịch Seiji Kuraishi của hãng Honda phát biểu.

Công ty chế tạo thiết bị điện tử Fujitsu General cũng tăng lượng dự trữ chip, linh kiện và nguyên liệu khoảng 20% trong quí vừa rồi. “Chúng tôi đang săn tìm nhiều linh kiện hơn nữa, thậm chí khi điều này đồng nghĩa với việc chuẩn bị các kho lớn hơn trong trường hợp thiếu hụt chất bán dẫn tiếp tục diễn ra như hiện nay”, Phó chủ tịch Hiroshi Niwayama nói.

Các hãng chip lo lắng rằng những diễn biến mới có thể làm nguồn chip thặng dư và trở nên thừa thãi. “Chúng tôi có đơn hàng tương đương với hai năm doanh thu. Chúng tôi mong đợi nhà sản xuất có thể đặt đơn hàng gấp đôi, mà về lý thuyết chúng tôi không thể đáp ứng”, Helmut Gassel, người phụ trách tiếp thị của Infineon Technologies phát biểu.

Thoái trào trong 2-3 năm nữa

Sản xuất chip nhớ đang có dấu hiệu giảm sút khi các hãng sản xuất chính bao gồm Micron Technology và SK Hynix báo cáo mức sụt giảm kho trữ nguyên liệu. Giá bán sỉ chip 4GB DDR – đóng vai trò chính trong DRAM máy tính – đã bình ổn ở mức 3,2 đô la/chip trong hai tháng 6 và 7. Lượng smartphone toàn cầu giảm đáng kể trong quí 2, tức là nhu cầu chip nhớ cũng yếu đi.

“Người cung chip nhớ sẽ có thể vượt nhu cầu trong nửa đầu năm 2022, khiến giá đi xuống nhiều”, Akira Minamikawa của hãng nghiên cứu Omdia dự báo. Giá cổ phiếu của Samsung và Micron trên đà tuột trong tháng này do nhà đầu tư đang chờ đợi sự điều chỉnh cần thiết trên thị trường vào lúc này.

Các hãng chế tạo chip hàng đầu hiện vẫn tiếp tục hưởng lợi lớn. Tính chung 10 hãng lớn nhất tính theo giá trị vốn hóa đã có lãi ròng 276 triệu đô la trong quí 2, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước và là quí thứ sáu họ liên tiếp đạt lợi nhuận.

Các hãng chip đang chuẩn bị các kế hoạch mở rộng sản xuất đầy tham vọng. TSMC dự định đầu tư 100 tỉ đô la trong ba năm tới. Intel công bố dự án đầu tư đến 20 tỉ đô la cho nhà máy ở Arizona.

Ngành công nghiệp chip đã trải qua nhiều đợt trồi sụt giá cả trong quá khứ. Các hãng bồi đắp năng lực sản xuất tăng dần, sau đó “xì hơi” bởi thị trường hạ nhiệt. Các kế hoạch mở rộng sản xuất hiện tại sẽ đưa thêm chip vào thị trường trong 2-3 tới, đồng nghĩa rằng thời kỳ khó khăn cho các hãng chip đang đến.

 

Ricky Hồ

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Covid gây thâm hụt kép, đe dọa tỷ giá đồng Baht Thái Lan (20/08/2021)

>   Tiền Afghanistan rớt giá xuống mức thấp kỷ lục (19/08/2021)

>   Nhiều cảng biển Trung Quốc bị tắc vì chiến lược “không khoan nhượng” với Covid-19 (19/08/2021)

>   Fed: Hầu hết quan chức đều kỳ vọng “siết vòi” trong năm nay (19/08/2021)

>   Các nước bắt đầu sống chung với Covid-19 (19/08/2021)

>   Khi nào các nền kinh tế có thể phục hồi về mức trước đại dịch Covid-19? (18/08/2021)

>   Doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt kỷ lục vì lo ngại biến chủng Delta (18/08/2021)

>   Khi nào sẽ đến ngày tận thế? (22/08/2021)

>   Những ổ dịch Covid-19 mới đe dọa các nền kinh tế châu Á (17/08/2021)

>   New Zealand phong tỏa toàn quốc chỉ vì 1 ca nhiễm Covid-19 (17/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật