Thứ Năm, 15/07/2021 10:16

SSI Research: Giá cước vận tải biển sẽ đạt đỉnh vào quý 4/2021

Theo Báo cáo cập nhật ngành logistics, SSI Research cho rằng giá cước có thể đạt đỉnh vào quý 4/2021, sau đó sẽ điều chỉnh nhẹ vào nửa đầu năm 2022. Giá cước có thể giảm đáng kể trong năm 2023 khi nguồn cung tàu mới đi vào hoạt động, nhưng duy trì ở mức cao hơn mặt bằng trước dịch Covid.

Tăng trưởng lợi nhuận ngành logistics khả quan

SSI Research đánh giá ngành vận tải biển là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 cùng sự gián đoạn chuỗi cung ứng kéo theo, sản lượng vận tải đã sụt giảm đáng kể trong nửa đầu năm 2020. Khi sản lượng dần phục hồi từ nửa cuối năm 2020, sự tắc nghẽn và gián đoạn càng trở nên nghiêm trọng hơn, điều này đã đẩy giá cước vận chuyển lên mức cao kỷ lục. Trong khi giá cước vận chuyển hàng rời và hàng lỏng khá ổn định trong thời kỳ dịch Covid-19, giá cước container đã tăng gấp 4 lần mức trước dịch.

Nguyên nhân là do dịch Covid-19 khiến chi phí vận chuyển container tăng kể từ năm 2020. Các công ty vận tải biển thực hiện cắt giảm công suất trên quy mô lớn, tình trạng tắc nghẽn cảng diễn ra nghiêm trọng, mất cân bằng thương mại gia tăng, tình trạng thiếu container rỗng và một số cảng lớn đóng cửa một phần. Bên cạnh đó, SSI cũng nhận thấy một số yếu tố dẫn tới mức giá cước cao trong dài hạn như chi phí nhiên liệu cao hơn, xu hướng tăng kích thước tàu container, và ảnh hưởng của các liên minh hàng hải.

Về tổng thể, SSI nhận thấy mức tăng trưởng lợi nhuận rất khả quan (tăng 106% so với cùng kỳ, và không chỉ tăng từ mức cơ bản thấp) đối với tất cả các lĩnh vực logistics nhờ hoạt động xuất/nhập khẩu mạnh mẽ và nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ logistics như kho bãi hoặc vận chuyển nội địa.

Khi trao đổi với một số công ty niêm yết, SSI nhận thấy một số điểm chung như hầu hết các ngành không bị gián đoạn về hoạt động vận tải do thiếu container; hầu hết các công ty phải chịu chi phí vận chuyển gia tăng dù là một phần hay toàn bộ, bất kể theo điều kiện FOB hay CIF; chi phí vận chuyển đến các thị trường Mỹ/Âu đã tăng gấp 2-3 lần trong năm qua.

Hầu hết các công ty ở Việt Nam nhập khẩu theo điều kiện CIF và xuất khẩu theo điều kiện FOB. Các công ty xuất khẩu theo điều kiện FOB không phải chịu phí vận tải trực tiếp nhưng phải chia sẻ chi phí vận chuyển gia tăng bằng cách giảm giá bán bình quân. Do đó, các công ty xuất/nhập khẩu có tỷ lệ xuất nhập khẩu cao tới các thị trường Mỹ/Âu sẽ chịu giá bán bình quân/tỷ suất lợi nhuận thấp hơn do ảnh hưởng này. Tác động mạnh nhất là những ngành có giá trị hàng hóa thấp như thủy sản và nông nghiệp.

Giá cước có thể giảm đáng kể trong năm 2023

Theo SSI, có rất nhiều yếu tố tác động đến thị trường vận tải biển. Khó có thể nói chính xác mức độ tác động của mỗi yếu tố vào tình trạng này. Nhưng một số yếu tố chỉ mang tính chất tạm thời và chắc chắn sẽ đảo chiều trong thời gian thích hợp, trong khi một số yếu tố khác là khá dài hạn và sẽ không sớm thay đổi. Điều này cho thấy sự leo thang của các yếu tố ngắn hạn có thể đẩy giá cước vận chuyển lên mức cao mới, mức giá cước cao như vậy sẽ không bền vững trong dài hạn.

SSI dự báo giá cước có thể đạt đỉnh vào quý 4/2021, sau đó sẽ điều chỉnh nhẹ vào nửa đầu năm 2022. Giá cước có thể giảm đáng kể trong năm 2023 khi nguồn cung tàu mới đi vào hoạt động, nhưng duy trì ở mức cao hơn mặt bằng trước dịch Covid. Theo Drewry, giá cước bình quân có thể tăng 23% trong năm nay và có thể giảm nhẹ khoảng 9% trong năm 2022 do nhu cầu trở lại mức bình thường, trong khi giá cước dài hạn dự kiến sẽ vẫn cao hơn mức trước dịch Covid-19, vì các hãng vận tải có nhiều kinh nghiệm hơn trong quản lý nguồn cung và tăng hợp tác.

Các ngành liên quan nên theo dõi xu hướng giá này và đưa ra các chiến lược đối phó với vấn đề chi phí logistics đang gia tăng. Ví dụ, điều này có thể được thực hiện bằng cách thiết lập các nhà máy ở trong/gần các thị trường chính hoặc gia tăng tính kinh tế theo quy mô. Đồng thời, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể ký kết với các hợp đồng dài hạn để giúp đảm bảo giá cước ổn định hơn và chi phí logistics được xác định trước.

SSI kỳ vọng các công ty sẽ thực hiện các chiến lược này trong thời gian tới. Với cáo buộc của Mỹ về việc Việt Nam đang định giá thấp đồng tiền VND trong giai đoạn 2019-2020, chính quyền Biden đang xem xét các mức thuế bổ sung có thể có đối với Việt Nam. Nếu áp các mức thuế bổ sung, mức thuế chỉ ở mức một chữ số vì dữ liệu USTR cho thấy VND đang được định giá thấp hơn không quá 10% trong giai đoạn 2019-2020.

Xem xét quan hệ thương mại Mỹ-Trung năm 2018 làm ví dụ, SSI cho rằng cuộc đàm phán sẽ kéo đài ít nhất 3 tháng. Điều này có thể gây ra một số thách thức ngắn hạn cho các công ty xuất khẩu Việt Nam trong những tháng cuối năm 2021 do chi phí vận chuyển dự kiến sẽ đạt đỉnh. Về dài hạn, việc điều chỉnh chi phí vận chuyển về mức hợp lý hơn sẽ giải tỏa áp lực lên tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu và bù đắp một phần mức thuế quan tăng thêm.

Minh Hồng

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 15/07: Canh mua nếu VN-Index giảm về 1,260 điểm? (14/07/2021)

>   Dragon Capital: Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt (14/07/2021)

>   Thanh khoản sụt giảm có phải dấu hiệu đáng lo ngại? (14/07/2021)

>   Góc nhìn 14/07: Giằng co và rung lắc? (13/07/2021)

>   Góc nhìn 13/07: Tiếp tục giảm điểm? (12/07/2021)

>   Giảm mạnh từ đỉnh kỷ lục, vốn hóa thị trường “bốc hơi” gần 29 tỷ USD (12/07/2021)

>   Vì sao thị trường rơi thẳng đứng và nhà đầu tư nên làm gì? (12/07/2021)

>   Mua PVD, HAH, TDM có hợp lý? (12/07/2021)

>   Góc nhìn tuần 12-16/07: Ưu tiên quản lý rủi ro? (11/07/2021)

>   Góc nhìn 09/07: Tiếp tục giằng co? (08/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật