Thứ Năm, 08/07/2021 07:48

Dầu giảm gần 1.5% trước triển vọng không chắc chắn về nguồn cung từ OPEC

Giá dầu giảm hơn 1 USD vào ngày thứ Tư (07/7) trong một phiên giao dịch giằng co khác, khi nhà đầu tư lo ngại sự thất bại của các cuộc đàm phán OPEC+ trong tuần này có thể đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều nguồn cung hơn chứ không phải ít hơn.

Thị trường dầu thô đã biến động trong 2 phiên vừa qua sau sự thất bại của các cuộc thảo luận giữa các nhà sản xuất dầu chủ chốt Ả-rập Xê-út và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Thị trường có những đợt phục hồi và bán tháo xen kẽ, một tín hiệu cho thấy nhà đầu tư chưa rõ mức độ bế tắc của OPEC+ có ý nghĩa như thế nào đối với sản lượng trên toàn thế giới.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent lùi 1.48% xuống 73.43 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 1.59% còn 72.20 USD/thùng. Trước đó, cả 2 hợp đồng này đã tăng 1 USD/thùng, tương tự như diễn biến trong ngày 06/7.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, được biết đến là nhóm OPEC+, đã hạn chế nguồn cung trong hơn 1 năm kể từ khi nhu cầu lao dốc trong thời gian đại dịch Covid-19.

Nhóm này vẫn duy trì mức cắt giảm sản lượng gần 6 triệu thùng/ngày. Được dự báo sẽ bổ sung thêm nguồn cung, nhưng cuộc họp kéo dài 3 ngày đã không thể giải quyết được sự chia rẽ giữa Ả-rập Xê-út và UAE.

Hiện tại, điều đó có nghĩa là thỏa thuận hiện tại – vốn khiến nguồn cung bị hạn chế nhiều hơn – vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, sự bất đồng cũng có thể khiến các nhà sản xuất bắt đầu sản xuất nhiều dầu hơn, với mong muốn tận dụng đà phục hồi nhu cầu.

“Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng sự bất đồng trong OPEC không nhất thiết làm giá dầu tăng sau tất cả bởi vì rủi ro thật sự là mọi thứ đổ vỡ, tất cả trở nên tự do, và nhiều dầu hơn nữa có khả năng được bơm vào thị trường”, John Kilduff, Đối tác tại Again Capital, nhận định.

Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, đã xoa dịu lo ngại vè một cuộc chiến giá dầu trong cuộc phỏng vấn với CNBC vào ngày 06/7.

Giá dầu cũng chịu sức ép bởi đà tăng của đồng USD, vốn thường biến động ngược chiều với giá dầu thô.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu Brent sụt hơn 3% sau OPEC+ hoãn họp vô thời hạn (07/07/2021)

>   Cựu quan chức Mỹ: Giá dầu có thể vượt 100 USD/thùng (06/07/2021)

>   OPEC+ lún sâu vào khủng hoảng, thị trường dầu có nguy cơ thiếu cung (06/07/2021)

>   Khủng hoảng tại OPEC+ đẩy giá dầu Brent vượt 77 USD/thùng (06/07/2021)

>   Ả-rập Xê-út từ chối nhường UAE, thỏa thuận OPEC+ rơi vào bế tắc (05/07/2021)

>   OPEC+ vẫn chưa có thỏa thuận sau cuộc họp ngày 02/07 (03/07/2021)

>   Dầu đảo chiều giảm nhẹ khi OPEC+ hoãn cuộc họp (03/07/2021)

>   OPEC+ hoãn tiến tới thỏa thuận vì UAE phản đối vào phút chót (02/07/2021)

>   Dầu WTI tăng hơn 2%, vượt mốc 75 USD/thùng (02/07/2021)

>   Giá dầu có thể tăng vọt nếu OPEC không tăng sản lượng (01/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật