Thứ Bảy, 03/07/2021 09:09

OPEC+ vẫn chưa có thỏa thuận sau cuộc họp ngày 02/07

Các bộ trưởng của OPEC và đồng minh khép lại cuộc họp ngày 02/07 mà vẫn chưa có giải pháp để giải quyết thế bế tắc hiện tại. Họ sẽ tiếp tục họp mặt để bàn về chính sách sản lượng trong ngày 05/07.

Vào chiều ngày 02/07, liên minh năng lượng OPEC+ đã họp trực tuyến để quyết định về việc giữ nguyên sản lượng hay sẽ tăng sản lượng trong thời gian tới.

Phần lớn OPEC+ đều đồng ý tăng dần sản lượng và gia hạn thỏa thuận cho tới cuối năm 2022, nhưng UAE đã lên tiếng phản đối và đẩy cả liên minh vào thế bế tắc, dựa trên nguồn tin từ Reuters. UAE mong muốn điều chỉnh hạn mức sản lượng của mình.

Giá dầu quay đầu giảm sau thông tin về cuộc họp của OPEC. Kết thúc phiên giao dịch ngày 02/07, hợp đồng dầu WTI lùi 7 xu xuống 75.16 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent gần như không đổi ở mức 75.84 USD/thùng.

Cả 2 hợp đồng dầu đều đã tăng mạnh vào ngày 01/07 sau khi các nguồn tin OPEC+ cho biết nhóm này tính tăng sản lượng thấp hơn dự báo và rút lui khi UAE phản đối các đề xuất, cũng bao gồm việc gia hạn thỏa thuận sản lượng vào cuối năm 2022.

Căng thẳng ngày càng tăng

Trên chương trình “Squawk Box Europe”, Neil Atkinson, Chuyên viên phân tích dầu độc lập, cho biết căng thẳng giữa UAE và các thành viên khác của OPEC+ đã “nhen nhóm trong một khoảng thời gian rồi”.

“Abu Dhabi National Oil Company (công ty UAE) đã đầu tư mở rộng công suất, họ đã giao dịch sôi động hơn trong thời gian gần đây”, ông nói. Vị chuyên gia này nói thêm có lẽ họ đã bắt đầu hoạt động như một công ty dầu quốc tế hơn là một công ty dầu quốc doanh. Không như các công ty dầu quốc tế, quyết định của các công ty quốc doanh thường bị ảnh hưởng bởi Chính phủ nước đó.

“Họ nhìn vào tương lai và nhận thấy nhu cầu dầu tiếp tục tăng trưởng trong trung hạn. Họ đã mở rộng công suất và muốn thị phần lớn trong thập niên này”, ông nói.

Các chuyên viên phân tích tại Eurasia Group tin rằng nhóm các nước sản xuất dầu này vẫn có thể tiến tới thỏa thuận.

“UAE có thể thương lượng, nhưng có lẽ không có đủ can đảm để mạo hiểm tất cả. Họ sẽ muốn tránh việc phá hoại thỏa thuận OPEC+ và có khả năng bị cho là nguyên nhân dẫn tới đà tăng của giá dầu”, các chuyên viên phân tích cho biết, đồng thời lưu ý mối quan hệ giữa UAE với các khách hàng năng lượng châu Á có thể bị tổn thương nếu giá tiếp tục tăng.

“Mặc dù khả năng UAE rút khỏi OPEC+ không nên bị bác bỏ hoàn toàn, nhưng nếu UAE quyết định như thế sẽ khiến thị trường chấn động”, các chuyên gia này cho biết.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu đảo chiều giảm nhẹ khi OPEC+ hoãn cuộc họp (03/07/2021)

>   OPEC+ hoãn tiến tới thỏa thuận vì UAE phản đối vào phút chót (02/07/2021)

>   Dầu WTI tăng hơn 2%, vượt mốc 75 USD/thùng (02/07/2021)

>   Giá dầu có thể tăng vọt nếu OPEC không tăng sản lượng (01/07/2021)

>   Dầu ghi nhận tháng tăng thứ 7 trong 8 tháng qua (01/07/2021)

>   Giá gas tháng 7 bất ngờ tăng khủng, vượt trên mốc 400.000 đồng/bình 12 kg (30/06/2021)

>   Dầu tăng nhẹ nhờ hy vọng về nhu cầu (30/06/2021)

>   Dầu đảo chiều sau khi lên cao nhất kể từ năm 2018 (29/06/2021)

>   Giá xăng tăng hơn 700 đồng/lít từ 15h chiều 26/06 (26/06/2021)

>   Dầu tăng 5 tuần liên tiếp (26/06/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật