Thứ Sáu, 02/07/2021 10:29

OPEC+ hoãn tiến tới thỏa thuận vì UAE phản đối vào phút chót

Liên minh OPEC+ bỗng vướng vào cuộc tranh cãi gay gắt sau khi một thành viên quan trọng ngăn chặn tiến tới thỏa thuận vào phút chót, buộc liên minh phải trì hoãn cuộc họp và phủ bóng hoài nghi về việc tiến tới thỏa thuận.

Tranh cãi giữa các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) và phần còn lại của tổ chức có thể khiến OPEC+ quyết định không nâng sản lượng, theo lời của một đại diện. Không có thỏa thuận, mọi thứ sẽ trở về các điều khoản hiện tại. Nói cách khác, sản lượng sẽ không thay đổi cho tới tháng 4/2022. Điều này sẽ gây áp lực lên một thị trường vốn đang thiếu cung, qua đó càng thúc đẩy giá dầu.

* Giá dầu có thể tăng vọt nếu OPEC không tăng sản lượng

Sự thay đổi đột ngột vào phút chót khiến thị trường “vò đầu bứt tóc”. Điều này cũng làm xấu danh tiếng đã được vun đắp cẩn thận trong thời gian gần đây, đồng thời gợi nhớ lại ký ức về cuộc chiến tranh giá cả giữa Ả-rập Xê-út và Nga năm ngoái.

Trước đó trong ngày 01/07, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh dường như đã tiến tới thỏa thuận tăng sản lượng thêm 400,000 thùng/ngày mỗi tháng trong giai đoạn tháng 8-12/2021. Ngoài ra, họ cũng dự định gia hạn thỏa thuận sản lượng của OPEC+ tới tháng 12/2022 thay vì tháng 4/2022.

Tuy nhiên, thỏa thuận sơ bộ này đã bị ngăn chặn bởi UAE. Đại diện UAE cho biết sẽ ngăn chặn thỏa thuận cho tới khi mức cắt giảm sản lượng của họ được điều chỉnh, tức sẽ nâng hạn mức sản xuất của UAE, các đại diện cho biết.

“Bất kỳ yêu cầu điều chỉnh hạn mức sản xuất sẽ châm ngòi cho những rắc rối”, Giovanni Staunovo, Chuyên viên phân tích hàng hóa tại UBS Group AG, cho hay. Điều này sẽ khiến sản lượng của UAE tăng thêm khoảng 700,000 thùng/ngày và “các thành viên khác của OPEC+ cũng có thể yêu cầu điều chỉnh sản lượng”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu WTI tăng hơn 2%, vượt mốc 75 USD/thùng (02/07/2021)

>   Giá dầu có thể tăng vọt nếu OPEC không tăng sản lượng (01/07/2021)

>   Dầu ghi nhận tháng tăng thứ 7 trong 8 tháng qua (01/07/2021)

>   Giá gas tháng 7 bất ngờ tăng khủng, vượt trên mốc 400.000 đồng/bình 12 kg (30/06/2021)

>   Dầu tăng nhẹ nhờ hy vọng về nhu cầu (30/06/2021)

>   Dầu đảo chiều sau khi lên cao nhất kể từ năm 2018 (29/06/2021)

>   Giá xăng tăng hơn 700 đồng/lít từ 15h chiều 26/06 (26/06/2021)

>   Dầu tăng 5 tuần liên tiếp (26/06/2021)

>   Dầu lên đỉnh gần 3 năm (25/06/2021)

>   Dầu Brent vượt mốc 76 USD/thùng, lên cao nhất trong hơn 2 năm (24/06/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật