Thứ Ba, 06/07/2021 11:26

OPEC+ lún sâu vào khủng hoảng, thị trường dầu có nguy cơ thiếu cung

OPEC+ lún sâu vào khủng hoảng khi cuộc chiến ngày càng tồi tệ giữa Ả-rập Xê-út và các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) cản trở quyết định nâng sản lượng của liên minh này.

Những gì xảy ra kế tiếp sẽ quyết định liệu mọi thứ có leo thang thành cuộc xung đột gay gắt như cuộc chiến giá dầu hồi năm 2020 hay không.

Sự kiện này gây áp lực lên đà hồi phục kinh tế toàn cầu giữa lúc áp lực lạm phát ngày càng tăng. Ngoài ra, chúng còn tác động tới quyền kiểm soát thị trường dầu của liên minh OPEC+.

Từ các gã khổng lồ dầu quốc tế cho tới các bang dầu mỏ Trung Đông, thị trường sẽ theo dõi sát sao những gì xảy ra trong vài tháng tới, khi Ả-rập Xê-út và UAE công bố giá bán và thương lượng sản lượng dầu cung ứng cho tháng 8/2021. Nỗi lo OPEC+ mất kiểm soát thị trường dầu đang hiện rõ.

“Chúng tôi không muốn một cuộc chiến giá dầu”, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Abdul Jabbar cho biết. “Và chúng tôi không muốn giá dầu tăng hơn mức hiện tại”.

Hủy cuộc họp ngày 05/07

Sau vài ngày tranh luận căng thẳng, OPEC và đồng minh đã quyết định bỏ cuộc họp ngày 05/07. Bất đồng đã cản trở một thỏa thuận có thể giúp OPEC+ gia tăng sản lượng và nhanh chóng biến thành một cuộc tranh cãi công khai bất thường giữa Ả-rập Xê-út và UAE.

Lần gần nhất Ả-rập Xê-út và UAE xung đột về chính sách dầu mỏ là vào tháng 12/2020, khi Abu Dhabi để phát đi ý tưởng rời khỏi OPEC+. Mâu thuẫn đã kết thúc bằng một thỏa thuận đình chiến, nhưng sự đổ vỡ trong đàm phán lần này nghiêm trọng đến mức liên minh OPEC+ không thể thống nhất ngày cho cuộc họp tiếp theo.

Tác động tức thời của sự kiện này là OPEC+ không thể tăng sản lượng vào tháng 8/2021. Điều này sẽ khiến thị trường thiếu hàng triệu thùng dầu ngay khi nền kinh tế toàn cầu gượng dậy từ đại dịch Covid-19. Trước tình hình đó, giá dầu Brent đã vượt mốc 77 USD/thùng lần đầu tiên trong hơn hai năm.

"Giữa lúc thị trường đang bị hụt cung và nguồn cung tăng yếu hơn nhu cầu”, việc duy trì mức sản lượng hiện tạicó thể đẩy giá dầu tăng cao hơn", Ông Giovanni Staunovo, Chuyên viên phân tích hàng hóa tại UBS Group, cho biết.

Trong trung hạn, sự chia rẽ giữa Ả-rập Xê-út và UAE có thể gây ra tác động ngược. Trong kịch bản tiêu cực, giá dầu sẽ giảm khi các nước thành viên tùy ý bơm dầu nhiều hơn. Dù vậy, ông Staunovo cho biết khả năng này xảy ra là rất thấp.

Áp lực từ người tiêu dùng

Những tay chơi lớn đang dồn sự chú ý đến thế xung đột trong nội bộ của OPEC+. Trong vòng vài giờ trước, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã thúc giục liên minh dầu mỏ cùng hành động.

Nhà Trắng đang "theo dõi chặt chẽ các cuộc đàm phán của OPEC+ và tác động của chúng đối với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu", phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết. Quan chức Mỹ đang làm việc cùng các nước thành viên OPEC+ để thúc đẩy các nước thỏa hiệp và cho phép việc nâng sản lượng được diễn ra”.

Về khía cạnh này, người dân Mỹ đang tìm thấy đồng minh trong OPEC.

OPEC+ đã nâng sản lượng một phần trong thời gian gần đây khi nhu cầu bắt đầu gia tăng. Liên minh 23 nước thành viên này đã nhất trí bơm thêm 2 triệu thùng dầu/ngày ra thị trường từ tháng 5-7 năm nay. Câu hỏi trước cuộc họp lần này là liệu họ có nên tiếp tục tăng sản lượng trong các tháng cuối năm.

Dữ liệu của OPEC cho thấy hàng tồn kho dầu đang giảm trở về mức trung bình, khi lượng tiêu thụ nhiên liệu trên toàn thế giới tiếp tục phục hồi. Tuần trước, Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết nhu cầu trong nửa cuối năm sẽ cao hơn 5 triệu thùng/ngày so với 6 tháng đầu năm.

Trong nội bộ OPEC+, Nga đang ủng hộ nâng sản lượng. Các công ty dầu mỏ của Nga đang muốn bơm thêm dầu, trong khi đà tăng của giá xăng nội địa là một vấn đề đáng chú ý trước thềm cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 9.

Việc Moscow không thể tăng nguồn cung như mong muốn sẽ là một bước lùi hiếm hoi đối với Phó Thủ tướng Alexander Novak, một trong những "kiến trúc sư" của liên minh OPEC+. Ông không nhận định gì sau khi cuộc họp ngày 05/07 bị hủy bỏ, nhưng có động cơ để tiếp tục vận động tìm kiếm giải pháp ở “phía sau cánh gà”.

Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq hy vọng sẽ “có một thời điểm họp cụ thể” trong 10 ngày tới, cùng với một thỏa thuận thỏa mãn tất cả thành viên. Trong khi đó, ông kỳ vọng các thành viên sẽ tiếp tục duy trì hạn mức sản lượng hiện tại và cho biết tác động lên giá dầu sẽ chỉ là tạm thời.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Khủng hoảng tại OPEC+ đẩy giá dầu Brent vượt 77 USD/thùng (06/07/2021)

>   Ả-rập Xê-út từ chối nhường UAE, thỏa thuận OPEC+ rơi vào bế tắc (05/07/2021)

>   OPEC+ vẫn chưa có thỏa thuận sau cuộc họp ngày 02/07 (03/07/2021)

>   Dầu đảo chiều giảm nhẹ khi OPEC+ hoãn cuộc họp (03/07/2021)

>   OPEC+ hoãn tiến tới thỏa thuận vì UAE phản đối vào phút chót (02/07/2021)

>   Dầu WTI tăng hơn 2%, vượt mốc 75 USD/thùng (02/07/2021)

>   Giá dầu có thể tăng vọt nếu OPEC không tăng sản lượng (01/07/2021)

>   Dầu ghi nhận tháng tăng thứ 7 trong 8 tháng qua (01/07/2021)

>   Giá gas tháng 7 bất ngờ tăng khủng, vượt trên mốc 400.000 đồng/bình 12 kg (30/06/2021)

>   Dầu tăng nhẹ nhờ hy vọng về nhu cầu (30/06/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật