BWE - Triển vọng dài hạn khá tích cực
CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (HOSE: BWE) luôn tăng trưởng ổn định trong những năm qua. Cổ phiếu này cũng được hưởng lợi từ việc nhà đầu tư đang có xu hướng tái cơ cấu danh mục sang các cổ phiếu thuộc nhóm phòng thủ.
Triển vọng phát triển ngành cấp nước Việt Nam
Ngành cấp nước là ngành an toàn và có tiềm năng tăng trưởng ổn định do nhu cầu về sử dụng nước sạch trong sinh hoạt cũng như sản xuất ngày một tăng ở Việt Nam. Vì vậy, ngành này ngày càng có sức hấp dẫn và thu hút nhiều nhà đầu tư.
Khóa học Online
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NÂNG CAO
💡 Khai giảng: 16/8/2021
💡 Ưu đãi lên đến: 50%++
Hotline: 0908 16 98 98
👉 ĐĂNG KÝ NGAY
|
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, luỹ kế đến cuối tháng 05/2021, cả nước có 38 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp (KCN) mới/mở rộng/phân khu đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, nâng số lượng các KCN đã thành lập lên 394 KCN. Trong đó, bao gồm 351 KCN nằm ngoài các khu kinh tế (KKT), 35 KCN nằm trong các KKT ven biển, 8 KCN nằm trong các KKT cửa khẩu. Tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 121.9 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 80.9 nghìn ha, chiếm khoảng 66.4% diện tích đất tự nhiên.
Trong số 394 KCN đã được thành lập, có 286 KCN đang hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 86 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 57.3 nghìn ha và 108 KCN đang trong quá trình xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 35.9 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 23.6 nghìn ha.
Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt khoảng 42.9 nghìn ha, đạt tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt khoảng 53%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 71.8%. Các KCN trên địa bàn cả nước đã tạo việc làm cho khoảng 3.78 triệu lao động trực tiếp. Như vậy, nhu cầu đối với việc sử dụng nước sạch là rất lớn.
Theo Tổng cục Thống kê, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 ước tính tăng 8.91% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6.29%; quý II tăng 11.45%). Trong đó, ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6.75%.
Nguồn: Tổng Cục thống kê
BWE là đơn vị cung cấp nước sạch hàng đầu tại Bình Dương
Tỉnh Bình Dương đang có sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, trong 5 tháng đầu năm 2021, Bình Dương đã thu hút 1.252 tỷ USD vốn FDI, bằng 159% so với cùng kỳ năm 2020.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng cao là động lực thúc đẩy tốc độ gia tăng số lượng nhà máy sản xuất tại Bình Dương. Điều này cũng dẫn đến sự gia tăng dân số cơ học của tỉnh này trong nhiều năm gần đây.
BWE đang quản lý mạng lưới cấp nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương và không có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành nghề.
Công ty đang vận hành 4 nhà máy thu gom, xử lý nước thải tại 4 đô thị lớn của tỉnh là TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An, TP Dĩ An và TX Tân Uyên với công nghệ hiện đại nhất, hoạt động hiệu quả. Tính đến tháng 06/2021 tổng công suất đạt 72,000 m3/ngày đêm, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2020.
Ngoài ra, trước yêu cầu về nước sạch cho phát triển đô thị và công nghiệp, Chi nhánh Cấp nước Bàu Bàng đang phát triển thêm tuyến ống cấp nước D600 và D800 mới chiều dài gần 6,000m, tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng. Phục vụ nước sạch Trung tâm Hành chính; một số khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng như: Tập đoàn T&T, Công ty Top Glove và công ty TNHH Polytex far Eastern VIỆT NAM. Dự kiến hai tuyến ống mới hoàn thành sẽ nâng công suất nhà máy lên gấp đôi từ 35,000 m3/ngày đêm hiện tại lên 70,000m3/ngày đêm vào tháng 8/2021.
Bên cạnh đó, BWE còn đầu tư mở rộng nhà máy xử lý nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước sạch trên địa bàn. Nổi bật trong đó là Dự án mở rộng nhà máy Tân Hiệp tăng thêm 100,000m3/ngày đêm được cho là dự án cấp nước sạch có quy mô lớn ở Đông Nam bộ hiện nay và cả nước với tổng vốn đầu tư hơn 1,000 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh tốt và tỷ suất sinh lời liên tục được cải thiện
Doanh thu thuần và lợi nhuận ròng tăng trưởng đều qua các năm. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR - Compounded Annual Growth Rate) của doanh thu thuần trong giai đoạn 2016-2020 ở mức 21.9%.
Nguồn: VietstockFinance
Có thể thấy tình hình dịch bệnh không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của BWE. Chỉ số ROEA tăng trưởng đều qua các năm từ 2017 đến 2020. Người viết dự kiến ROEA sẽ đạt mức gần 20% trong năm 2021.
Bên cạnh đó, chính sách chia cổ tức hằng năm của BWE luôn ổn định. Điều này góp phần thu hút sự chú ý của nhà đầu tư vào cổ phiếu này.
Nguồn: VietstockFinance
Rủi ro tài chính khá cao
Theo các chỉ tiêu đánh giá tài chính doanh nghiệp của Standard and Poor’s, có thể thấy được rủi ro tài chính của BWE ở mức khá cao. Việc liên tục đầu tư vào đường ống dẫn nước và nâng cấp nhà máy dẫn đến các khoản nợ vay luôn duy trì ở mức cao.
Nguồn: VietstockFinance
Định giá cổ phiếu
Người viết sử dụng các doanh nghiệp trong nước để thực hiện so sánh. Mức P/E và P/B trung vị lần lượt là 12.67 lần và 1.09 lần.
Sử dụng phương pháp P/E, P/B kết hợp với phương pháp thu nhập thặng dư RIM và áp dụng tỷ trọng tương đương, người viết tính được mức định giá hợp lý của BWE là 47,765 đồng.
Như vậy, giá cổ phiếu BWE đang khá hấp dẫn để mua vào tích lũy cho mục tiêu đầu tư dài hạn.
Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
|