Thứ Năm, 06/05/2021 16:13

HSBC: Các nhà đầu tư ngoại sẽ khó mà làm ngơ chứng khoán Việt Nam lâu hơn nữa

Khối Nghiên cứu của HSBC vừa phát hành báo cáo Asia Frontier Insights - Việt Nam: Những con số đằng sau câu chuyện tăng trưởng.

Tháng 3/2021, Việt Nam ghi nhận 113,000 tài khoản giao dịch mới, một con số kỷ lục, nâng tổng số tài khoản lên 3.02 triệu. Kéo theo đó, giá trị giao dịch đã tăng từ mức 596 triệu USD (tháng 3) lên 725 triệu USD trong tháng 4. Cách đây 1 năm, con số này chỉ là 130 triệu đô la Mỹ.

Như vậy, thanh khoản thị trường Việt Nam hiện nay gần như ngang bằng với Singapore và hơn hẳn Malaysia và Indonesia. Chỉ số VN-Index tăng 12.4% từ đầu năm đến nay, vượt qua tất cả các chỉ số chính trong khu vực và lần đầu tiên đã vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1,200, mức chưa từng được phá vỡ kể cả trong các thời điểm tăng giá của thị trường trước đó vào năm 2007 và 2018.

HSBC đánh giá việc kiểm soát hiệu quả Covid-19 dẫn tới sự phục hồi mạnh mẽ về tăng trưởng kinh tế và dòng vốn nội đã tiếp sức đà tăng khi ngày càng nhiều nhà đầu tư cá nhân dấn thân vào thị trường. Mặc dù mức độ biến động có thể gia tăng nhưng HSBC không thấy rủi ro điều chỉnh lớn trong bối cảnh lãi suất huy động giảm và giá vàng chịu áp lực, không có nhiều lựa chọn thay thế cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, triển vọng của thị trường cổ phiếu khá sáng sủa. Sự phục hồi kinh tế được thể hiện rõ qua kết quả kinh doanh quý 1/2021, với doanh thu tăng 24.8% và lợi nhuận ròng tăng 51.8% so với cùng kỳ năm trước.

HSBC tin rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ khó mà ngó ngơ Việt Nam trong thời gian tới, vì:

Thứ nhất, Việt Nam đang có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận (risk-reward) thuận lợi tại một trong những nền kinh tế tăng trưởng bền bỉ nhất.

Thứ hai, thị trường ngày đồng thời cải thiện về độ sâu, độ rộng và thanh khoản.

Thứ ba, về tỷ lệ sở hữu nước ngoài - vốn là quan ngại chính đối với khối ngoại, HSBC cho rằng đây không phải là một yếu tố kìm hãm hoạt động giao dịch. Trong số 30 công ty lớn thuộc VN30, có 24 công ty vẫn còn room ngoại.

Thứ tư, với những cổ phiếu không còn room ngoại, nhà đầu tư nước ngoài có ​​thể mua bằng cách trả giá cao hơn thị giá hiện tại. Khi những cổ phiếu này đã tạo được tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhưng giao dịch ở mức định giá rẻ hơn so với các công ty khác ở châu Á, phần chênh lệch giá trở nên không quá lớn. Hơn nữa, các cải cách chính sách đang được tiến hành (dù chậm) đang tạo hiệu ứng tích cực đối với thị trường.

Cuối cùng, định giá ở mức hấp dẫn - VN-Index đang có mức P/E (xét trên lợi nhuận dự phóng 12 tháng) là 15.1 lần, thấp hơn 5.3% so với trung bình năm năm, và P/B (xét trên dự phóng 12 tháng) là 2.5 lần, thấp hơn 2.9% so với trung bình năm năm.

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   VDSC: Tháng 5 là khoảng thời gian thích hợp để tái cơ cấu danh mục (06/05/2021)

>   Chứng khoán sẽ tăng tiếp trong tháng 5? (06/05/2021)

>   Góc nhìn 06/05: Tiệm cận vùng đỉnh lịch sử (05/05/2021)

>   Góc nhìn 05/05: Có nên giải ngân? (04/05/2021)

>   SSI Research: Lượng phát hành trái TPDN sẽ tăng mạnh trong quý 2 (05/05/2021)

>   VNDirect: Margin cao sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn khi thị trường điều chỉnh (03/05/2021)

>   Nên mua hay bán STK, PVS, POW? (04/05/2021)

>   Góc nhìn tuần 04-07/05: Tăng điểm? (02/05/2021)

>   Ông Matthew Smith (Yuanta): “Sell in May” sẽ không ảnh hưởng tới các nhà đầu tư cá nhân (04/05/2021)

>   Góc nhìn 29/04: Tiếp tục tăng điểm? (28/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật