Chứng khoán sẽ tăng tiếp trong tháng 5?
Thị trường sắp đi vào vùng trống thông tin trong khi tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trở lại, liệu chứng khoán có tăng tiếp trong tháng 5?
Thị trường tháng 5 sẽ thiếu vắng thông tin khi mùa công bố báo cáo tài chính và ĐHĐCĐ đã qua. Đồ họa: Tuấn Trần
|
Xu hướng tăng vẫn duy trì
Ông Nguyễn Hồng Điệp, chuyên gia tài chính nhận định trong tháng 5, các yếu tố vĩ mô như lãi suất, chính sách của ngân hàng trung ương trên thế giới và trong nước dự báo chưa có gì thay đổi. Lạm phát không tăng. Do đó, thị trường tháng 5 và quý 2 vẫn được ủng hộ theo xu hướng tăng.
Xét về yếu tố tâm lý, thị trường bước vào vùng trống thông tin sau khi kết quả kinh doanh quý 1 cũng như kế hoạch năm 2021 đã được công bố song ông Điệp cho rằng dòng tiền đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh khó tìm ra kênh đầu tư vào lúc này nên sẽ chảy vào các thị trường như chứng khoán. Theo đó, tác động của vùng trống thông tin sẽ không quá lớn.
Khóa học Online
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ỨNG DỤNG
Bí quyết MUA - BÁN chứng khoán
💡 Khai giảng: 10/5/2021
💡 Ưu đãi lên đến: 50% ++
Hotline: 0908 16 98 98
>> Đăng ký ngay
|
Trong tháng 5 và 6, thị trường sẽ có những đợt tăng giảm, nhưng xu hướng chung vẫn là tăng điểm, VN-Index có thể tăng lên các mức cao mới như 1,320 hay 1,350 điểm. Trong trường hợp giảm, chỉ số sẽ về vùng hỗ trợ ở 1,180 - 1,200 điểm.
Theo ông Lê Ngọc Nam – Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Tân Việt (TVSI) đánh giá hiện tỷ lệ margin đang cao nhất trong lịch sử, so với vùng đỉnh năm 2018 thì cao hơn nhiều. Yếu tố này kết hợp với khoảng trống thông tin sắp tới cũng sẽ làm cho đà tăng của thị trường giảm bớt so với các tháng trước. Theo đó, chỉ số sẽ vận động trong vùng 1,200 - 1,250 điểm.
Ông Nam cho rằng nhóm ngân hàng hiện đang dẫn dắt thị trường. Đây là nhóm có động lực tốt nhất để dẫn dắt thị trường trong giai đoạn tới,
Bên cạnh đó, khối ngoại vẫn đang bán ròng nhưng nhà đầu tư nội vẫn có thể cân bằng để tiếp tục duy trì dòng tiền trên thị trường.
Nhà đầu tư đã quen với Covid
Nói về tác động của dịch Covid, ông Điệp nhận xét ở đợt dịch thứ 4 này, nhà đầu tư đã quá quen thuộc với diễn biến dịch bệnh. Các tác động đã được thể hiện vào nhịp giảm điểm đầu phiên 04/05. Hiện tại, thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao và luôn có cầu ở vùng giá thấp cho thấy dịch bệnh sẽ ít tác động khiến thị trường giảm mạnh như các đợt trước. Nếu có giảm mạnh thì chủ yếu là do áp lực chốt lời nhưng dòng tiền mới sẽ lại tham gia tạo mặt bằng giá mới.
Nhìn chung, thị trường chứng khoán năm 2021 sẽ rất sáng sủa nhưng sẽ có các nhịp giảm điểm. Sẽ có nhiều nguyên nhân được đưa ra cho các nhịp giảm này nhưng thực chất là do nhà đầu tư chốt lời khi đã đạt được giá mục tiêu. Mỗi chu kỳ tăng và chốt lời sẽ vào khoảng 1 - 1.5 tháng.
Theo ông Nam, dịch bệnh khó lường do đó nhà đầu tư cần chú ý theo dõi. Nếu mức độ kiểm soát dịch bệnh không tốt bằng các lần trước thị trường sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Tuy nhiên, nên nhìn quanh các nước bị ảnh hưởng nặng bởi dịch như Ấn Độ, Indonesia thì thị trường ở các nước này có chậm lại nhưng xu hướng tăng vẫn được duy trì.
Chú ý cổ phiếu ngân hàng, thép
Ông Điệp khuyến nghị nhà đầu tư nên chia danh mục thành nhiều phần. Đối với phần đầu tư dài hạn, nên giữ đến hết năm 2021, tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng và chọn các ngân hàng có nền tảng tốt và phát triển bền vững. Các ngân hàng có câu chuyện, “game” đã qua thì không nên bỏ qua với mục đích dài hạn.
Đối với danh mục đầu tư ngắn hạn, nhà đầu tư nên chốt lời ở vùng 1,350 điểm để đón sóng mới khi thị trường giảm về 1,180 - 1,200 điểm.
Về phần lựa chọn cổ phiếu, ưu tiên các cổ phiếu ở các nhóm ngành như ngân hàng, thép, dầu khí.
Còn theo ông Nam, thị trường vẫn còn nhiều cơ hội đầu tư điển hình như ở các cổ phiếu ngân hàng hay sắt thép, logistic sẽ cải thiện lợi nhuận nhờ giá nguyên vật liệu cơ bản đang tăng. Đối với nhóm thép, ông Nam đánh giá hiện không quá rủi ro, doanh nghiệp đều có kết quả kinh doanh tốt, giá thép tăng mạnh, cầu trên toàn cầu vẫn đang tốt. Nếu giá thép cao thì lợi nhuận của các doanh nghiệp vẫn có thể duy trì.
Chí Kiên
FILI
|