Thứ Tư, 07/04/2021 20:00

IMF: Tăng trưởng của Trung Quốc sẽ thúc đẩy kinh tế toàn cầu trong thời hậu Covid-19

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu được công bố hôm 06/04, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Trung Quốc sẽ đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu trong những năm tới.

Đồng thời, IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Theo tính toán của Bloomberg dựa trên dự báo của IMF, Trung Quốc sẽ đóng góp hơn 1/5 tổng mức tăng trong GDP toàn cầu trong 5 năm tới. GDP toàn cầu được kỳ vọng tăng thêm 28,000 tỷ USD lên 122,000 tỷ USD trong giai đoạn kể trên, sau đợt giảm 2,800 tỷ USD vì Covid-19 trong năm 2020.

IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng năm 2021 của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới thêm 0.3 điểm phần trăm lên 8.4% - mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2011.

Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19. Năm 2020, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trên khắp cả nước, khiến mọi hoạt động gần như ngưng trệ trong năm 2020 sau khi Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Vũ Hán.

IMF nêu: “Các biện pháp ngăn chặn dịch hiệu quả, ứng phó mạnh mẽ của lĩnh vực đầu tư công và hỗ trợ thanh khoản của Ngân hàng Trung ương đã tạo điều kiện cho sự phục hồi mạnh mẽ”.

GDP Trung Quốc tăng trưởng 2.3% trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong vòng 4 thập kỷ. IMF cho biết: “Trung Quốc đã quay lại mức tăng trưởng GDP trước năm 2020 trong khi nhiều nước khác không kỳ vọng đạt được như vậy cho đến năm 2023”.

Theo IMF, Mỹ và Ấn Độ sẽ đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 3 đóng góp vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn 5 năm kể trên, trong khi Nhật Bản và Đức được kiệt lê vào top 5 quốc gia đóng góp nhiều nhất vào xu hướng tăng trưởng.

Về tổng thể, IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2.6% trong năm nay nhưng sẽ chậm dần về mức 3% vào năm 2026. Cơ quan này cũng cảnh báo, xu hướng tăng trưởng sắp tới có thể diễn ra không đồng đều, trong đó các nền kinh tế đang phát triển được kỳ vọng sẽ gánh chịu thiệt hại lớn hơn và phục hồi chậm chạp hơn.

“Sự bất bình đẳng về thu nhập có khả năng gia tăng đáng kể”, IMF nhận định. “Có thêm gần 95 triệu người nữa được ước tính đã rơi xuống dưới ngưỡng nghèo cùng cực trong năm 2020 so với dự báo trước đại dịch”, cơ quan này cho biết.

Khai Tâm (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Cuộc khủng hoảng chip toàn cầu qua góc nhìn từ con chip giá 1 USD (07/04/2021)

>   IMF: “Lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19 dần dần xuất hiện” (07/04/2021)

>   Tắc nghẽn cảng biển khắp châu Âu và Mỹ, cước vận tải tăng chóng mặt (06/04/2021)

>   Kinh tế thế giới đang phục hồi không đồng đều một cách đáng báo động (06/04/2021)

>   Đảo chính và những tổn thất đối với kinh tế Myanmar (05/04/2021)

>   Các nhà xuất khẩu Trung Quốc tăng giá bán hàng hóa cho thế giới (05/04/2021)

>   Philippines quan tâm đến việc gia nhập hiệp định CPTPP (05/04/2021)

>   Berkshire Hathaway của Warren Buffett lại phát hành trái phiếu bằng Yên Nhật (05/04/2021)

>   Cước vận tải biển lại tăng vọt khi tàu hàng châu Á tắc nghẽn tại các cảng của Mỹ (05/04/2021)

>   Ngành bán lẻ châu Âu thay đổi đáng kể trước tác động của đại dịch (05/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật