Thứ Tư, 07/04/2021 00:23

IMF: “Lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19 dần dần xuất hiện”

IMF dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 6.5% trong năm 2021

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2021 khi quá trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19 được đẩy nhanh. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo về những thách thức khó khăn khi xét tới sự khác biệt về tốc độ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 trên toàn cầu.

Ngày 06/04, IMF dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 6% trong năm 2021, tăng so với dự báo 5.5% hồi tháng 1/2021. Nhìn xa hơn, GDP toàn cầu năm 2020 được kỳ vọng tăng 4.4%, cao hơn ước tính trước đó là 4.2%.

Riêng về Việt Nam, IMF dự báo GDP tăng trưởng 6.5% trong năm 2021 và 7.2% trong năm 2022.

“Dù rằng thế giới còn chưa chắc chắn về đại dịch Covid-19, nhưng lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này đang dần dần lộ rõ”, Chuyên gia kinh tế trưởng IMF Gita Gopinath cho biết trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất.

Gói kích thích tài khóa mới tại Mỹ cùng với việc triển khai tiêm vắc-xin trên toàn thế giới đang giúp IMF cảm thấy tự tin hơn về kinh tế toàn cầu trong năm 2021.

“Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều thách thức khó khăn liên quan tới sự khác biệt trong tốc độ phục hồi ở các quốc gia cũng như thiệt hại kinh tế tiềm ẩn và lâu dài từ đại dịch Covid-19”, Gopinath nói thêm.

IMF ước tính tăng trưởng của các nước phát triển đạt 5.1% trong năm 2021, trong đó Mỹ tăng trưởng 6.4%.

Trong khi đó, dự báo dành cho các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở mức 6.7% trong năm 2021, trong đó Ấn Độ được dự báo tăng trưởng tới 12.5%.

“Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại 1 quốc gia nhiều khả năng sẽ gia tăng vì những người lao động trẻ và những người có tay nghề thấp vẫn còn bị tác động nặng nề. Điều này không chỉ diễn ra ở các nước phát triển, mà còn ở các quốc gia đang phát triển và mới nổi”, bà Gopinath cảnh báo. Vị chuyên gia này nói thêm tỷ lệ tuyển dụng nữ lao động thấp hơn càng khuếch đại sự bất bình đẳng.

Kết quả là IMF cho rằng các chính phủ nên tiếp tục tập trung vào “việc thoát khỏi khủng hoảng Covid-19” bằng cách cung cấp hỗ trợ tài khóa. Ở giai đoạn 2, các nhà quyết sách sẽ cần phải hạn chế những thiệt hại kinh tế dài hạn từ cuộc khủng hoảng và gia tăng đầu tư công, IMF nhận định.

IMF cũng cảnh báo rủi ro về những biến thể của Covid-19. Họ nhận định nếu virus biến thể nhanh hơn tiến trình tiêm vắc-xin, Covid-19 có thể trở thành một đại dịch với sức tàn phá khổng lồ và khó lường. 

Trong khi đó, lạm phát trên toàn cầu có thể biến động mạnh trong vài tháng tới vì mức giá hàng hóa rơi xuống thấp kỷ lục tại thời điểm 1 năm trước. Tuy nhiên, IMF cho biết xu hướng tăng của lạm phát có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Tắc nghẽn cảng biển khắp châu Âu và Mỹ, cước vận tải tăng chóng mặt (06/04/2021)

>   Kinh tế thế giới đang phục hồi không đồng đều một cách đáng báo động (06/04/2021)

>   Đảo chính và những tổn thất đối với kinh tế Myanmar (05/04/2021)

>   Các nhà xuất khẩu Trung Quốc tăng giá bán hàng hóa cho thế giới (05/04/2021)

>   Philippines quan tâm đến việc gia nhập hiệp định CPTPP (05/04/2021)

>   Berkshire Hathaway của Warren Buffett lại phát hành trái phiếu bằng Yên Nhật (05/04/2021)

>   Cước vận tải biển lại tăng vọt khi tàu hàng châu Á tắc nghẽn tại các cảng của Mỹ (05/04/2021)

>   Ngành bán lẻ châu Âu thay đổi đáng kể trước tác động của đại dịch (05/04/2021)

>   Facebook vừa cho hàng tỷ người dùng lý do để từ bỏ (04/04/2021)

>   Khủng hoảng chíp toàn cầu: "Cơn điên" gom hàng và sự phụ thuộc vào châu Á (02/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật