Thứ Hai, 08/03/2021 10:11

VDSC: Thị trường gập ghềnh trước mốc lịch sử 1,200 điểm

Theo Báo cáo Chiến lược thị trường tháng 3 vừa công bố, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC, HOSEVDS) dự báo VN-Index có thể dao động trong khoảng 1,070 - 1,250 điểm.

VDSC cho rằng diễn biến thị trường sẽ tương đối gập ghềnh khi tiến gần đến ngưỡng tâm lý 1,200 điểm. Các mối lo ngại đến từ (1) thị trường toàn cầu biến động trong ngắn hạn trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng, (2) hệ thống giao dịch trên sàn HOSE bị tắt nghẽn, (3) sự trở lại của lạm phát.

Tuy nhiên, nền tảng lãi suất thấp, tiến độ phân phối vắc xin nhanh chóng là những chất xúc tác quan trọng để duy trì đà tăng của thị trường. Do đó, VN-Index có thể dao động trong khoảng 1,070 - 1,250 điểm.

Rủi ro ngắn hạn đến từ yếu tố trong và ngoài nước

Theo VDSC, sự biến động của thị trường chứng khoán toàn cầu có thể ảnh hưởng thị trường chứng khoán Việt Nam đến từ sự trở lại của lạm phát và đà tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm. Nhiều thị trường chứng khoán bắt đầu điều chỉnh khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng hơn 16 điểm cơ bản lên mức 1,614% tính đến ngày 25/2 (mức cao nhất kể từ tháng 2/2020).

Cụ thể, VDSC nhận thấy diễn biến tiêu cực của các chỉ số trong tuần cuối cùng của tháng 2 như Nikkei (giảm 3.5%), SET (giảm 0.94%), SP500 (giảm 2.44%). Thị trường Việt Nam diễn biến cùng chiều với thị trường toàn cầu nhưng có mức điều chỉnh nhẹ hơn với mức giảm 0.42% so với tuần trước đó. Tuy nhiên, áp lực bán mạnh vẫn xảy ra với mức giảm 15.63 điểm (giảm 1.33% so với phiên trước đó) vào ngày 24/02. Do đó, việc theo dõi hành động của các ngân hàng trung ương Mỹ là rất cần thiết để đánh giá diễn biến lợi suất trái phiếu Chính phủ.

Ngoài ra, VDSC đánh giá rào cản chính là hệ thống giao dịch bị quá tải. Gần đây, việc đặt lệnh trên HOSE gặp nhiều khó khăn do lệnh bị treo khi giá trị giao dịch đạt khoảng 14,000 tỷ đồng đến từ việc quá tải trên hệ thống của HOSE. Điều này là một rào cản không nhỏ và có thể hạn chế đà tăng của chỉ số VN-Index khi các nhà đầu tư mới sẽ gặp khó khăn trong việc giao dịch.

Nhiều nỗ lực trong ngắn hạn đã được đề xuất như tăng số lượng giao dịch từ 10 lên 100 cp/lô (bắt đầu từ tháng 1/2021), chuyển một số cổ phiếu từ sàn HOSE sang HNX... nhưng mức độ hiệu quả vẫn chưa được kiểm chứng. Hiện tại, các nhà đầu tư đang kỳ vọng việc áp dụng hệ thống giao dịch KRX của Hàn Quốc sẽ giải quyết triệt để vấn đề quá tải về lệnh đặt. Tuy nhiên, việc áp dụng chính thức hệ thống mới cũng còn khá xa (cuối năm 2021).

Tích lũy cổ phiếu trong những phiên biến động mạnh là chiến lược ưu tiên

VDSC cho rằng thị trường chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn trong môi trường lãi suất thấp. Đây chính là chất xúc tác hỗ trợ thị trường chứng khoán trong năm 2021. Lãi suất huy động chưa có dấu hiệu tăng lại khi lãi suất huy động kỳ hạn 6-12 tháng của toàn ngành ngân hàng trong tháng 2 vẫn đi trong biên độ từ 4%- 6% (so với mức trung bình 6.15% của tháng 2 năm ngoái) và gần như đi ngang so với tháng trước.

Nhìn xa hơn, rủi ro lãi suất tăng khi lạm phát trở lại là một điều đáng chú ý. Tuy nhiên, đến hiện tại, rủi ro này vẫn đang trong tầm kiểm soát dựa trên nỗ lực của Chính phủ như việc sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu để ứng phó với việc giá dầu toàn cầu đang tăng. Theo đó, thị trường chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn khi lãi suất tiền gửi ngân hàng vẫn đang ở mức thấp.

Ngoài ra, thành công bước đầu trong việc kiểm soát dịch Covid-19 đợt ba và các chính sách mở rộng của Chính phủ sẽ ổn định tâm lý thị trường. Tính đến nay, làn sóng thứ ba của dịch Covid-19 về cơ bản đã được khống chế nhờ nỗ lực của Chính phủ thông qua các biện pháp kiểm tra diện rộng và kịp thời. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng bắt đầu từ tuần đầu tháng 3 cùng với việc duy trì mở rộng chính sách tài khóa, tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát tại cuộc họp Thường trực Chính phủ (diễn ra vào ngày 2/3/2021).

Thị trường đang khá gần mức đỉnh lịch sử 1,200 điểm với khoảng cách chưa đến 3% (tính đến cuối tháng 2/2021). Theo quan điểm của VDSC, diễn biến chỉ số VN-Index tại vùng đỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi thị trường nhiều lần gặp khó tại vùng này. Nỗ lực phá đỉnh gần đây nhất là vào tháng 1 nhưng thị trường có diễn biến rất tiêu cực, thậm chí giảm 6.7% trong một phiên giao dịch (28/1) khi Việt Nam có thêm 2 ca nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng tại Hải Dương.

Về góc độ tâm lý, sẽ cần thời gian để kiểm định vùng 1,200 điểm nhưng những triển vọng tốt trong trung và dài hạn giúp VDSC duy trì quan điểm lạc quan trong thời gian sắp tới. Do đó, mua đuổi trong những phiên tăng mạnh quanh vùng này nên được hạn chế và nhà đầu tư có thể cân nhắc tham gia thị trường trong những phiên biến động mạnh bằng việc tích lũy những cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc trong năm 2021.

Minh Hồng

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn tuần 08-12/03: Tích lũy ngắn hạn? (07/03/2021)

>   Yếu tố nào tác động đến thị trường chứng khoán tháng 3/2021?  (06/03/2021)

>   Sức hấp dẫn của nước Mỹ đang hút dòng vốn khỏi các thị trường chứng khoán nhỏ? (05/03/2021)

>   SSI Research: 'Áp lực lạm phát thời gian tới không nhỏ' (05/03/2021)

>   Góc nhìn 05/03: Hồi phục nhẹ? (04/03/2021)

>   Nâng lô tối thiểu lên 1.000 cổ phiếu là bước lùi của thị trường chứng khoán Việt Nam? (04/03/2021)

>   Góc nhìn 04/03: Tiếp tục tiến lên? (03/03/2021)

>   Chứng khoán tháng 3 vào vùng tích lũy? (04/03/2021)

>   Góc nhìn 03/03: Tiếp tục rung lắc? (02/03/2021)

>   Lạm phát có dấu hiệu tăng: Tín hiệu cảnh báo với thị trường chứng khoán (02/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật