Thứ Sáu, 05/03/2021 13:00

Sức hấp dẫn của nước Mỹ đang hút dòng vốn khỏi các thị trường chứng khoán nhỏ?

SSI Research đánh giá xu hướng vốn dịch chuyển về các thị trường phát triển đang khá mạnh trước sức hút từ câu chuyện phục hồi kinh tế của Mỹ, theo đó có thể làm giảm sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với dòng vốn đầu tư toàn cầu.

Cổ phiếu hút tiền trên toàn cầu

Theo Báo cáo Chiến lược Thị trường vừa công bố bởi Trung tâm Phân tích CTCK SSI (SSI Research), các quỹ cổ phiếu trên toàn cầu ghi nhận tháng thứ 6 liên tiếp có dòng tiền vào. Trong tháng 2/2021, có 141 tỷ USD vốn vào cổ phiếu, tăng khoảng 70% so với tháng 1 và là tháng có dòng vốn vào cổ phiếu mạnh nhất kể từ đầu năm 2018 đến nay. Lượng vốn mới phân bổ ở cả thị trường phát triển và thị trường mới nổi.

Dòng vốn vào các quỹ ETF cổ phiếu là 104 tỷ USD, tương đương 73.5% tổng lượng vốn vào cổ phiếu, tập trung vào thị trường Mỹ và các quỹ đầu tư đa quốc gia. Dòng vốn ETF đã trở lại thị trường Trung Quốc (+5.9 tỷ USD) sau mức sụt giảm mạnh của tháng 1 (-6.4 tỷ USD).

Lo ngại lạm phát do giá hàng hóa, chi phí vận chuyển và lượng tiền mặt gia tăng có thể đổi hướng chính sách tiền tệ đã được Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gạt bỏ trong phiên điều trần của Chủ tịch Fed trước Thượng viện. Các thông tin tích cực về số đơn trợ cấp thất nghiệp, thu nhập và chi tiêu cá nhân, chỉ số PMI… đã làm tăng sự lạc quan về sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ và thúc đẩy dòng tiền rút khỏi trái phiếu chính phủ (TPCP) các nước phát triển. Giá TPCP Mỹ giảm mạnh trong tháng 2, lợi tức trái phiếu các kỳ hạn 5-30 năm tăng tổng cộng 40-45bps, lên vùng cao nhất trong vòng một năm qua.

Xu hướng tăng mạnh của lợi tức TPCP khiến đà tăng khá mạnh trong nửa đầu tháng 2 của các thị trường cổ phiếu lớn chững lại và quay đầu giảm trong nửa cuối tháng, dù dòng vốn vào cổ phiếu vẫn duy trì tích cực.

Sự phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19 là động lực chính hấp dẫn dòng vốn vào thị trường cổ phiếu. Trong khảo sát tháng 2 của Bank of America Merrill Lynch, các nhà quản lý quỹ đang áp dụng mức phân bổ tiền mặt thấp nhất kể từ tháng 3/2013, trong khi mức phân bổ vào hàng hóa và cổ phiếu đang cao nhất kể từ tháng 2/2011. Tâm lý lạc quan là chủ đạo nhưng 3 rủi ro chính có thể tác động mạnh đến thị trường là (1) tiến trình tiêm chủng vaccine Covid 19, (2) diễn biến thị trường trái phiếu và (3) xu hướng của lạm phát.

Diễn biến dòng vốn theo tuần trong tháng 2
ở các thị trường chính của khu vực Châu Á
Nguồn: EPFR Global, SSI Research

Dòng tiền vào cổ phiếu Việt kém tích cực do ETF hạ nhiệt

SSI Research cho biết tính chung cả tháng 2, cổ phiếu Việt Nam có khoảng 12.3 triệu USD vốn vào nhờ dòng vốn tìm đến ETF (+32 triệu USD). Tuy vẫn là tháng thứ 4 liên tiếp có vốn vào nhưng quy mô đã giảm mạnh so với mức cao của tháng 12/2020 và tháng 1/2021. Tuy nhiên, xu hướng rút ròng khá mạnh trong nửa cuối tháng 2 ở cả các quỹ chủ động và ETF là đáng chú ý.

Đà tăng của dòng vốn ETF Việt Nam đã chững lại
Nguồn: EPFR Global

Đối với các quỹ ETF, quỹ VFM VN30 bị rút ròng 673 tỷ đồng trong tháng 2, phần lớn do nhà đầu tư Hàn Quốc rút tiền khỏi quỹ KIM Kindex Vietnam VN30 ETF và do đó gián tiếp bị rút khỏi VFM VN 30. Trong khi đó, các quỹ ETF còn lại đều duy trì dòng vốn tích cực, đáng chú ý VFM Diamond ETF đón thêm dòng vốn 1,270 tỷ đồng, VanEck Vectors Vietnam thêm 143 tỷ đồng, FTSE Vietnam thêm 129 tỷ đồng. SSI Research cho biết xu hướng này vẫn tiếp tục duy trì trong những ngày đầu tháng 3.

Dòng vốn chủ động vẫn tiếp tục bị rút ròng gần 20 triệu USD trong tháng 2, ghi nhận 6 tháng rút ròng liên tiếp.

Các quỹ chủ động tại Việt Nam tiếp tục bị rút ròng
Nguồn: EPFR Global

Trên sàn chứng khoán, nhà đầu tư ngoại bán ròng tổng cộng 1,394 tỷ đồng trong tháng 2 và lũy kế bán ròng 3,106 tỷ trong 2 tháng đầu năm.

Theo SSI Research, diễn biến tích cực của dòng vốn vào cổ phiếu các thị trường phát triển và thị trường mới nổi lớn đang tạo thành sức ép với các thị trường mới nổi nhỏ và thị trường cận biên.

Dòng vốn tháng 2 rút mạnh khỏi các thị trường Malaysia, Philippine, Thái Lan và cũng quay đầu rút ròng mạnh trong nửa cuối tháng 2 tại Việt Nam. Hiện tại, SSI Research đánh giá xu hướng vốn dịch chuyển về các thị trường phát triển đang khá mạnh trước sức hút từ câu chuyện phục hồi kinh tế của Mỹ, theo đó có thể làm giảm sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với dòng vốn đầu tư toàn cầu.

Thừa Vân

FILI

Các tin tức khác

>   SSI Research: 'Áp lực lạm phát thời gian tới không nhỏ' (05/03/2021)

>   Góc nhìn 05/03: Hồi phục nhẹ? (04/03/2021)

>   Nâng lô tối thiểu lên 1.000 cổ phiếu là bước lùi của thị trường chứng khoán Việt Nam? (04/03/2021)

>   Góc nhìn 04/03: Tiếp tục tiến lên? (03/03/2021)

>   Chứng khoán tháng 3 vào vùng tích lũy? (04/03/2021)

>   Góc nhìn 03/03: Tiếp tục rung lắc? (02/03/2021)

>   Lạm phát có dấu hiệu tăng: Tín hiệu cảnh báo với thị trường chứng khoán (02/03/2021)

>   Góc nhìn 02/03: Kiểm định vùng điểm 1,190-1,200? (01/03/2021)

>   Có nên mua VNM, BMP, NLG? (01/03/2021)

>   Góc nhìn tuần đầu tháng 3: Đi ngang tích lũy? (28/02/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật