Thứ Bảy, 27/03/2021 21:30

Hơn nửa tỉ liều vắc xin Covid-19 được tiêm trên thế giới

Hơn 510 triệu liều vắc xin Covid-19 được tiêm trên khắp thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục kêu gọi các quốc gia giàu có quyên góp vắc xin để hỗ trợ những nước nghèo.

Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắc xin Covid-19 của hãng Johnson & Johnson ở thành phố Los Angeles, bang California (Mỹ) ngày 25.3. Ảnh: Reuters

Với hơn 2,7 triệu người chết khắp thế giới kể từ khi Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, các quốc gia đang nỗ lực tìm cách đảm bảo nguồn cung vắc xin.

Tính đến ngày 26.3, có hơn 512,91 triệu liều vắc xin Covid-19 được tiêm chủng trên toàn cầu. Trong đó có 133 triệu liều tại Mỹ và 91 triệu liều ở Trung Quốc, theo thống kê của hãng tin AFP.

Hiện Mỹ chiếm hơn 1/4 tổng số liều vắc xin Covid-19 được tiêm trên toàn cầu; và những nước nghèo bị tụt hậu xa so với các quốc gia giàu có hơn trong chương trình tiêm chủng.

Do đó, WHO kêu gọi quyên góp hàng triệu liều vắc xin Covid-19 để mọi quốc gia trên thế giới có thể bắt đầu chương trình tiêm chủng vắc xin Covid-19.

Trong buổi họp báo ngày 26.3, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết WHO kỳ vọng tất cả quốc gia trên thế giới có thể bắt đầu triển khai vắc xin Covid-19 trong 100 ngày đầu tiên của năm 2021. Tuy nhiên, hiện có tới 36 quốc gia vẫn chưa có liều vắc xin Covid-19 nào để tiêm chủng cho người dân.

Trong khi đó, các quốc gia giàu có của Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang trong tình trạng chật vật để tìm đủ nguồn cung vắc xin trong bối cảnh căng thẳng giữa EU và Anh leo thang liên quan đến vắc xin Covid-19 của hãng AstraZeneca (Anh-Thụy Điển).

Các lãnh đạo EU hôm 25.3 cảnh báo sẽ ban hành lệnh cấm xuất khẩu vắc xin AstraZeneca nếu các quốc gia thành viên EU “không được đảm bảo nguồn cung vắc xin một cách công bằng”. Một số quốc gia châu Âu đã phải chuyển hướng sang vắc xin của Nga và Trung Quốc.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 26.3 bức xúc nói: “Chúng ta đang chứng kiến một kiểu chiến tranh thế giới mới". Ông chỉ trích Nga và Trung Quốc dùng vắc xin Covid-19 như công cụ để tăng cường sức ảnh hưởng. Cùng lúc, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cáo buộc Anh "tống tiền" trong các giao dịch vắc xin Covid-19 với EU.

Đáp lại, Moscow và Bắc Kinh kịch liệt phản đối bình luận của Tổng thống Macron. Trong khi đó, chính phủ Đức hoan nghênh việc sử dụng vắc xin Sputnik V do Nga sản xuất nếu được EU phê chuẩn.

Dù các nước nỗ lực triển khai vắc xin nhưng đại dịch Covid-19 vẫn đang bùng phát tại nhiều nơi ở châu Âu và châu Mỹ Latinh.

Phúc Duy

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Hệ lụy toàn cầu từ vụ kẹt tàu ở kênh đào Suez (27/03/2021)

>   Những chuyển động đáng chú ý của các NHTW trên thế giới (02/04/2021)

>   Gói phục hồi kinh tế của EU bất ngờ vấp rào cản pháp lý tại Đức (27/03/2021)

>   Container rác thải nhựa đang trên biển, Malaysia tuyên bố trả về Mỹ (26/03/2021)

>   Giới đầu tư công nghệ đang bơm hàng triệu USD vào các start-up NFT (27/03/2021)

>   Kênh đào Suez có thể tắc nghẽn nhiều tuần, chi phí vận tải tăng vọt (26/03/2021)

>   PBoC: Tăng trưởng GDP tiềm năng của Trung Quốc ở mức dưới 6% (26/03/2021)

>   Vận tải container đường biển mang lại lợi nhuận kỷ lục trong đại dịch (26/03/2021)

>   Hàn Quốc triển khai gói cứu trợ khẩn cấp lần 4 với hơn 17 tỷ USD (25/03/2021)

>   Kinh tế Mỹ hồi phục khi người dân tăng chi tiêu (25/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật