Thứ Sáu, 26/03/2021 08:43

Vận tải container đường biển mang lại lợi nhuận kỷ lục trong đại dịch

Nhờ mua sắm trực tuyến gia tăng, nhu cầu vận tải đường biển mạnh tới mức các công ty đang ngày càng sẵn sàng hơn trong việc trả phí cao hơn.

Container hàng hóa đến từ Trung Quốc được bốc dỡ tại cảng ở Long Beach, California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong nhiều năm, vận tải container đường biển là một lĩnh vực khó khăn.

Lợi nhuận rất thấp, rủi ro cao và triển vọng tăng trưởng không ổn định do các xu hướng thương mại toàn cầu khó đoán trước.

Tuy nhiên, ngành này đang mang lại lợi nhuận kỷ lục và là một trong những điều bất ngờ trong đại dịch COVID-19.

Nhờ mua sắm trực tuyến gia tăng, nhu cầu vận tải đường biển mạnh tới mức các công ty đang ngày càng sẵn sàng hơn trong việc trả phí cao hơn.

Với Matson Inc., một công ty có trụ sở tại Honolulu với đội tàu cỡ nhỏ, nhu cầu vận chuyển nhanh từ Thượng Hải (Trung Quốc) tới Los Angeles (Mỹ) quá lớn khiến các nhà điều hành quyết định thêm một chuyến mỗi tuần trong năm ngoái và sẽ duy trì lâu dài.

Hoạt động kinh doanh chính của Matson là vận chuyển vật liệu tới Hawaii và Guam, và đây là tuyến đứng ngoài danh sách 20 tuyến vận tải container lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, cổ phiếu của công ty này tăng gần 40% trong năm ngoái và toàn bộ lĩnh vực vận tải container đường biển đạt doanh thu cao chưa từng có, với trên 200 tỷ USD năm 2020 theo ước tính.

Các công ty lớn nhất như A.P. Moller-Maersk A/S của Đan Mạch và Cosco Shipping Holdings Co. của Trung Quốc đã khép lại năm 2020 với quý 4 đạt lợi nhuận cao kỷ lục.

Gói kích thích mới trị giá 1.900 tỷ USD của Mỹ có thể kéo dài thời kỳ huy hoàng của ngành này sang năm 2021. Giám đốc điều hành Maersk, Soren Skou, mới đây cho biết, công ty kỳ vọng một phần trong số tiền này sẽ được sử dụng để mua số hàng hóa cần được vận tải.

Tuy nhiên, vấn đề là khi hoạt động hết công suất, "xương sống" của hệ thống thương mại toàn cầu lộ rõ các vấn đề như thủy thủ đoàn làm việc quá sức, hàng nghìn container bị rơi xuống vùng biển sâu và việc hoạt động lưu thông qua kênh đào Suez bị ách tắc có nguy cơ gây ra những vấn đề lớn hơn về kinh tế nếu tình trạng này kéo dài không chỉ trong vài ngày./.

Lê Minh

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Hàn Quốc triển khai gói cứu trợ khẩn cấp lần 4 với hơn 17 tỷ USD (25/03/2021)

>   Kinh tế Mỹ hồi phục khi người dân tăng chi tiêu (25/03/2021)

>   Tắc nghẽn kênh đào Suez gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu (25/03/2021)

>   Intel và kế hoạch trở lại trị giá 20 tỷ USD (25/03/2021)

>   Mỹ muốn chi 100 tỷ USD để chiếm ưu thế trước Trung Quốc (25/03/2021)

>   76% CEO toàn cầu được khảo sát tin rằng năm 2021 tăng trưởng kinh tế cải thiện (25/03/2021)

>   Bảy “chiến trường” chủ chốt của Trung Quốc trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ (25/03/2021)

>   Núi nợ ngầm của Trung Quốc phình to giữa đại dịch Covid-19 (24/03/2021)

>   Bộ trưởng Tài chính Mỹ để ngỏ khả năng tăng thuế doanh nghiệp (24/03/2021)

>   Tăng trưởng của Indonesia dự báo tiếp tục âm trong quý đầu 2021 (23/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật