Thứ Năm, 25/03/2021 06:58

Dầu quay đầu vọt hơn 6% sau sự cố tắc nghẽn kênh đào Suez

Giá dầu vọt hơn 6% vào ngày thứ Tư (24/3), sau khi một con tàu mắc cạn ở kênh đào Suez, cùng với lo ngại rằng sự cố này có thể ảnh hưởng đến các chuyến tàu chở dầu đã giúp hỗ trợ giá dầu sau đà lao dốc hồi tuần trước.

Các hợp đồng dầu thô đã nới rộng đà tăng sau khi số liệu về dự trữ dầu tại Mỹ cho thấy hoạt động lọc dầu đang phục hồi mạnh mẽ, cho thấy các nhà máy lọc dầu tại Mỹ hầu hết đã phục hồi từ đợt giá rét ở Texas hồi tháng 02/2021.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 3.69 USD (tương đương 6%) lên 64.48 USD/thùng, sau khi sụt 5.9% trong phiên trước đó. Hợp đồng dầu WTI cộng 3.53 USD (tương đương 6.1%) lên 61.29 USD/thùng, sau khi rớt 6.2% trong ngày 23/3.

Đà tăng dường như để ổn định thị trường vốn đã suy giảm sau đầu tháng này, khi giá dầu leo lên mức cao nhất trong năm nay nhờ kỳ vọng nhu cầu phục hồi, kỳ vọng này đã tiêu tan khi các quốc gia châu Âu tái áp đặt các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới.

Dầu đã phục hồi từ các mức đáy lịch sử ghi nhận hồi năm ngoái, khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh thực hiện cắt giảm sản lượng kỷ lục. Vào ngày 23/3, cả 2 hợp đồng dầu Brent và dầu WTI đều chạm mức thấp nhất kể từ tháng 02/2021.

Một con tàu chở container khổng lồ đã bị mắc kẹt ở kênh đào Suez trong hơn 1 ngày, nhưng nó đã được trục vớt một phần, do đó giao thông dọc theo tuyến đường vận chuyển nhanh nhất từ châu Âu đến châu Á dự kiến sẽ sớm được nối lại, công ty cảng GAC cho biết vào ngày thứ Tư.

Giá dầu đã tích tắc xóa bớt đà tăng sau khi dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô, xăng và các sản phẩm chưng cất tại Mỹ tăng trong tuần trước, mặc dù hoạt động lọc dầu phục hồi sau cơn bão tuyết đã làm các nhà máy lọc dầu ở Texas ngừng hoạt động trong tháng trước.

Italy, Pháp và các quốc gia châu Âu khác đã tái áp đặt các lệnh hạn chế đi lại. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà đang xem xét thay đổi quyết định về việc phong tỏa đất nước chặt chẽ hơn vào dịp lễ Phục sinh. Đức là quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất châu Âu.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu sụt hơn 4% do lo ngại về lệnh phong tỏa ở châu Âu (24/03/2021)

>   Dầu tăng nhẹ bất chấp các lệnh phong tỏa ở châu Âu (23/03/2021)

>   Giá xăng dầu tăng có nguy cơ đẩy giá cả các mặt hàng theo kiểu “té nước theo mưa” (22/03/2021)

>   Dầu quay đầu tăng 2% (20/03/2021)

>   Dầu sụt hơn 7%, chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 9/2020 (19/03/2021)

>   Dầu giảm 4 phiên liền khi dự trữ tại Mỹ tăng (18/03/2021)

>   Dầu giảm 3 phiên liên tiếp (17/03/2021)

>   Dầu suy giảm bất chấp triển vọng kinh tế cải thiện (16/03/2021)

>   Dầu Brent tăng 8 tuần liên tiếp (13/03/2021)

>   Xăng dầu đồng loạt tăng giá mạnh từ 15h ngày 12/03 (12/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật