Dầu suy giảm bất chấp triển vọng kinh tế cải thiện
Giá dầu giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (15/3), sau khi dầu Brent chạm mốc 70 USD/thùng khi dữ liệu cho thấy đà phục hồi kinh tế tại Trung Quốc đang tăng tốc, điều này đã bị lấn át bởi lo ngại về lạm phát.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent lùi 34 xu xuống 68.88 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 0.34% còn 65.39 USD/thùng.
Gói kích thích kinh tế khổng lồ của Mỹ đã được thông qua trong tháng này, nâng cao triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng đồng thời cũng gây ra lạm phát.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất chủ chốt cùng với sự phục hồi nhu cầu nhờ việc triển khai vắc-xin sẽ tiếp tục đẩy giá dầu leo cao bất chấp bất kỳ rào cản tạm thời nào.
Trong khi đó, dữ liệu cho thấy tăng trưởng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng nhanh trong tháng 01 đến tháng 02/2021, vượt qua kỳ vọng thị trường, trong khi dữ liệu khác cho thấy sử dụng nhà máy lọc dầu mỗi ngày của nước này đã tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
“Ngày càng có nhiều niềm tin rằng nhu cầu dầu toàn cầu đang phục hồi khi số ca tử vong vì Covid-19 tại Mỹ đã giảm, trong khi nhu cầu dầu của Trung Quốc rõ ràng đang tăng trở lại”, Chuyên gia phân tích hàng hóa Bjarne Schieldrop của SEB nhận định.
Góp phần hỗ trợ thêm cho giá dầu, nhà xuất dầu hàng đầu Ả-rập Xê-út đã cắt giảm nguồn cung dầu thô nhập tháng 4 đến ít nhất 4 khách hàng mua ở Bắc Á lên tới 15%, trong khi đáp ứng các yêu cầu bình thường hàng tháng cho các nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ, Reuters đưa tin vào ngày 12/3.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn được gọi chung là nhóm OPEC+, vào đầu tháng này đã quyết định kéo dài cắt giảm nguồn cung cho đến tháng 4/2021.
Đầu tháng 02/2021, Mỹ đã vượt qua Ả-rập Xê-út để trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ 2 của Ấn Độ, dữ liệu từ các nguồn thương mại cho hay.
Ngoài ra, dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy các công ty năng lượng Mỹ đã cắt giảm số giàn khoan dầu và khí đốt đang hoạt động, ghi nhận tuần sụt giảm đầu tiên kể từ tháng 11/2020.
An Trần (Theo CNBC)
FILI
|