Thứ Sáu, 05/03/2021 10:36

Liên minh OPEC+ không tăng sản lượng, Ả-rập Xê-út gia hạn đợt giảm sản lượng tự nguyện

Ả-rập Xê-út cùng với các đồng minh trong OPEC+ gây sốc cho thị trường dầu với quyết định không tăng sản lượng. Nhờ đó, giá dầu tăng vọt và gây thêm áp lực lạm phát cho nền kinh tế toàn cầu ngay khi vừa gượng dậy từ cơn bạo bệnh Covid-19.

Cách đây 1 năm, khi đại dịch Covid-19 ập đến và kéo giảm giá dầu xuống dưới mức 0, vương quốc Ả-rập Xê-út đã thể hiện rõ rằng ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy giá dầu hồi phục thay vì lo ngại về việc thắt chặt thị trường quá mức.

“Tôi không nghĩ giá dầu sẽ tăng quá nhiệt”, Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út Abdulaziz bin Salman nói với các phóng viên sau cuộc họp ngày 04/03. Năm trước, “chúng tôi (OPEC+) chịu nhiều đau thương và giờ là lúc phải thật sự cẩn trọng”, ông cho biết.

Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đồng minh đã tranh luận liệu có nên tăng sản lượng tới 1.5 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2021 hay không. Từ các trung tâm giao dịch ở Geneva cho tới các ngân hàng Phố Wall, phần lớn thế giới dầu dường như đang ngầm hiểu rằng thị trường toàn cầu có thể tăng sản lượng nếu giá tăng quá nhanh.

Thế nhưng, sau lời kêu gọi “giữ cho thuốc súng khô” bởi Thái tử Abdulaziz, các thành viên OPEC+ đồng tình giữ nguyên sản lượng – ngoại trừ mức tăng nhẹ sản lượng từ Nga và Kazakhstan. Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út thậm chí còn đi xa hơn thế, cho biết sẽ kéo dài đợt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày và chưa biết khi nào sẽ kết thúc.

“OPEC+ chắc chắn có nguy cơ thắt chặt thị trường dầu quá mức”, Amrita Sen, Trưởng bộ phận phân tích dầu tại công ty tư vấn Energy Aspects ở London, cho biết. Giá dầu Brent có lúc tăng 5.7% trong ngày 03/04. Trong ngày 05/03, giá dầu Brent đang tăng 1% lên 67.41 USD/thùng, tức tăng gần 30% trong năm nay.

“Chúng tôi kỳ vọng giá dầu tăng lên 70-75 USD/thùng trong tháng 4/2021”, Ann-Louise Hittle, Phó Chủ tịch phân tích dầu tại công ty tư vấn Wood Mackenzie, cho hay. “Rủi ro ở đây là giá cao hơn sẽ kìm hãm đà hồi phục của thị trường toàn cầu. Thế nhưng, vị Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út là nhân tố mà OPEC+ phải quan sát để tìm kiếm thông tin trước khi ông quyết định nâng sản lượng”.

Theo thỏa thuận của OPEC+, Nga và Kazakhstan được phép nâng sản lượng thêm 130,000/thùng/ngày và 20,000 thùng/ngày trong tháng 4/2021.

OPEC+ sẽ họp mặt vào ngày 01/04 để bàn luận về mức sản lượng cho tháng 5/2021, theo tuyên bố.

* Vietstock Daily 05/03: Nhóm dầu khí ngược dòng thị trường

* Dầu vọt hơn 4% khi OPEC giữ sản lượng ổn định

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu vọt hơn 4% khi OPEC giữ sản lượng ổn định (05/03/2021)

>   Dầu vọt hơn 2% khi dự trữ nhiên liệu tại Mỹ giảm (04/03/2021)

>   Dầu giảm hơn 1% trước thềm cuộc họp của OPEC+ (03/03/2021)

>   Dầu giảm mạnh do lo ngại về nhu cầu nhiên liệu ở Trung Quốc (02/03/2021)

>   Chu kỳ giá mới của thị trường dầu mỏ đang đến gần? (01/03/2021)

>   Giá gas tăng lần thứ 9 với tổng mức tăng gần 100,000 đồng (01/03/2021)

>   Reuters: Giá dầu sẽ vẫn giữ đà tăng ổn định trong năm 2021 (27/02/2021)

>   Giá dầu giảm vì e ngại về nguồn cung (27/02/2021)

>   Dầu WTI nối dài đà tăng (26/02/2021)

>   Xăng tăng hơn 800 đồng/lít từ 15h ngày 25/02 (25/02/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật