Dầu sụt hơn 7%, chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 9/2020
Dầu giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/3), do đồng USD mạnh hơn, dự trữ dầu thô và nhiên liệu tại Mỹ tăng cùng với sức ép của đại dịch Covid-19.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent rớt 6.94% xuống 63.28 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 4.60 USD (tương đương 7.12%) còn 60 USD/thùng, sau khi lùi 0.3% trong phiên trước đó. Cả 2 hợp đồng này đều giảm 6% trong 5 phiên vừa qua.
Khóa học Online
PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ DÒNG TIỀN THỊ TRƯỜNG
💡 Khai giảng: 23/3/2021
💡 Ưu đãi lên đến: 60%++
Hotline: 0908 16 98 98
|
“Những diễn biến trong ngắn hạn – việc triển khai vắc-xin đình trệ và sự gia tăng dự trữ dầu tại Mỹ - đang chi phối tâm lý thị trường, nhưng triển vọng giá dầu trong dài hạn vẫn đáng khích lệ”, chuyên gia phân tích Tamas Varga tại PVM Oil Associates chia sẻ.
Giá trị đồng USD đã tăng mạnh sau cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bán tháo dầu.
Vào ngày 17/3, dữ liệu từ Chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô nội địa đã tăng 4 tuần liên tiếp sau khi thời tiết giá lạnh nghiêm trọng buộc các nhà máy lọc dầu phải đóng cửa ở miền Nam.
Cụ thể, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô nội địa tăng 2.4 triệu thùng trong tuần trước, trái ngược hoàn toàn với dự báo giảm 1 triệu thùng từ Viện Xăng dầu Mỹ (API).
Chuyên gia phân tích Varga cho biết thị trường cũng đang chờ đợi dữ liệu về sản xuất tại Mỹ vào tuần tới để có thêm tín hiệu về sức khỏe nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Sự chậm chạp của một số chương trình tiêm chủng và khả năng có nhiều lệnh hạn chế hơn được áp đặt để kiểm soát dịch Covid-19 đã làm giảm hy vọng về đà phục hồi nhu cầu nhiên liệu.
Một số quốc gia châu Âu đã tạm dừng sử dụng vắc-xin của AstraZeneca do lo ngại về các tác dụng phụ có thể xảy ra, mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết châu Âu nên tiếp tục sử dụng vắc-xin này.
An Trần (Theo CNBC)
FILI
|