Thứ Ba, 16/02/2021 09:00

Ra Giêng, chứng khoán sẽ ra sao?

Ra Giêng, chứng khoán sẽ ra sao, nhà đầu tư sẽ thư thả hết “tháng ăn chơi” hay tiếp tục khiến thị trường sôi động như giai đoạn cuối năm 2020?

Ra Giêng, thị trường chứng khoán sẽ ra sao? Ảnh minh họa

Sẵn sàng cho kịch bản thị trường đi lùi sau Tết

Nguyễn Lý Thu Ngà, Chuyên viên phân tích cao cấp - Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư - CTCK SSI, nhận định diễn biến của thị trường sau kỳ nghỉ Tết phụ thuộc nhiều vào tình hình kiểm soát dịch Covid-19 và khả năng sẽ có những nhịp biến động lớn. Đây là giai đoạn nhạy cảm do dịch bùng phát ngay thời điểm trước Tết Nguyên đán sẽ khiến cầu tiêu dùng yếu đi và sẽ tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh quý 1 của các doanh nghiệp niêm yết.

Ngoài ra, các chỉ số thị trường vẫn đang ở nền cao so với mức đáy trong năm 2020, nên lực cung sẽ gia tăng mạnh trước nhân tố rủi ro khó đoán định. Nhìn chung, nhà đầu tư cần sẵn sàng cho kịch bản thị trường có những phiên đi lùi sau Tết. Tuy nhiên, tại thời điểm này, rủi ro tăng cung từ hoạt động hạ dư nợ cho vay margin của các CTCK đã nhẹ đi.

Bà Ngà đánh giá VN-Index có khả năng vượt qua đỉnh 1,200 điểm trong năm 2021, tuy nhiên xác suất chỉ số vượt qua mốc này ngay sau Tết chưa được đánh giá cao. Nguyên nhân do thanh khoản thị trường có tín hiệu sụt giảm trong những phiên gần đây và diễn biến Covid-19 đang rất phức tạp.

Trong trường hợp tích cực khi Covid được kiểm soát sớm, chỉ số vượt qua được vùng đỉnh lịch sử 1,200 điểm một cách thuyết phục sẽ tạo hiệu ứng tâm lý tích cực trên toàn thị trường và kích thích trở lại hoạt động giải ngân từ nhóm các nhà đầu tư theo xu hướng.

Theo khối phân tích của CTCK Rồng Việt (VDS), sau Tết Nguyên đán, thanh khoản thị trường thường có xu hướng tăng. Năm nay, kỳ vọng điều này sẽ tiếp tục được duy trì nhờ vào sự tham gia ngày càng đông đảo của nhà đầu tư F0 (tháng 1 ghi nhận bình quân mỗi ngày có thêm gần 4,000 tài khoản mở mới) trong bối cảnh lãi suất ở mức thấp. Số liệu này cho thấy các nhà đầu tư mới mong muốn sớm mở tài khoản trước Tết để có thể sẵn sàng cho việc đầu tư trong giai đoạn ngay sau Tết. Ngoài ra, sự tham gia của khối ngoại cũng là yếu tố hỗ trợ tích cực khi vài năm gần đây, dòng tiền ngoại thường xuyên được giải ngân vào thời điểm đầu năm và quý 1. Điều này được minh chứng bằng việc khối ngoại bắt đầu quay lại mua ròng cổ phiếu sau khi kết quả kinh doanh năm 2020 được công bố và bức tranh về triển vọng năm 2021 dần rõ ràng hơn.

Khối này nhận định với hai động lực là sự phục hồi của nền kinh tế và tiền rẻ thì đỉnh 1,200 điểm của thị trường sẽ sớm bị vượt qua. Tuy nhiên, thị trường có thể đi xa đến đâu và vượt mức dự báo 1,271 điểm của VDS hay không còn phụ thuộc vào sự duy trì của các động lực nói trên, đặc biệt là sự phục hồi của nền kinh tế.

Trong trường hợp vượt đỉnh, VDS đánh giá cao kịch bản duy trì đà tăng giá nhưng với độ biến động lớn hơn. Điều này được kích hoạt bởi dòng tiền gia tăng do các hoạt động vay margin được tăng thêm khi không còn áp lực đỉnh cũ, đồng thời các kỳ vọng sẽ rõ ràng hơn về cuối năm.

Có nên giải ngân sau Tết?

Bà Ngà cho rằng sau Tết, nhóm nhà đầu tư ưa thích rủi ro cao lợi nhuận lớn sẽ đẩy mạnh giải ngân nếu dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp; ngược lại, nhóm nhà đầu tư thận trọng sẽ giải ngân khi thị trường lấy lại được sự cân bằng. Vì vậy, có nên giải ngân sau Tết hay không phụ thuộc khả năng chịu đựng rủi ro và tầm nhìn của từng nhà đầu tư.

Hệ số P/E 2021 của thị trường hiện ở mức 14.7 lần, đây là mức hấp dẫn khi nhìn vào bức tranh lớn; tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý triển vọng và định giá của từng cổ phiếu cũng như trang bị kỹ năng quản lý rủi ro và cảm xúc trước sự biến động cao của thị trường.

Trong khi đó, khối phân tích của VDS cho rằng việc mua ở những phiên tăng giá mạnh sẽ mang lại cán cân lợi nhuận rủi ro không hấp dẫn. Thay vào đó, ở những phiên điều chỉnh, thậm chí sụt giảm mạnh như vừa qua, nhà đầu tư nên bình tĩnh xem xét các yếu tố về động lực trung, dài hạn và sự hợp lý trong các kỳ vọng của cá nhân cũng như thị trường để cân nhắc tích lũy cổ phiếu tốt. Nếu còn động lực trung, dài hạn thì dư địa tăng giá vẫn còn nhiều, do đó, nhà đầu tư không nhất thiết phải mua đuổi bằng mọi giá. Các dự phóng của nền kinh tế đang được đưa ra trên các kịch bản có phần tích cực trong năm 2021. Do đó, rủi ro điều chỉnh dự phóng là có. Khối phân tích của VDS đánh giá cao việc đặt kỳ vọng hợp lý, dù có thể thấp hơn thị trường, và để các yếu tố bất ngờ tích cực mang lại lợi nhuận thặng dư.

Nhóm bất động sản được dự báo triển vọng tốt

Dựa trên cơ sở dịch bệnh có xác suất cao kiểm soát được vào nửa cuối năm 2021 và môi trường lãi suất thấp được duy trì suốt năm, bà Ngà cho rằng, nhiều ngành có khả năng ghi nhận sự phục hồi tốt trong năm 2021. Trong đó, các ngành bán lẻ, công nghệ thông tin, hạ tầng sân bay, bất động sản khu công nghiệp và bất động sản dân cư sẽ có triển vọng.

Khối phân tích của VDS tin rằng năm 2021 sẽ tương đối khả quan hơn so với năm 2020 về hoạt động kinh doanh khi nền kinh tế phục hồi trở lại. Trong đó, các nhóm ngành liên quan mật thiết đến tiêu dùng có triển vọng tươi sáng nhất gồm bán lẻ, công nghệ, F&B và dược. Bên cạnh đó, nhóm bất động sản dân dụng cũng sẽ có một năm sáng sủa hơn khi hưởng lợi từ nền lãi suất thấp.

Ngoài ra, khối phân tích của VDS cũng đánh giá cao các ngành Logistic, Bất động sản khu công nghiệp khi hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam và sự sôi động trở lại của hoạt động xuất nhập khẩu. Một số ngành nhận được sự ưu tiên, hỗ trợ của Chính phủ cũng sẽ có triển vọng tốt trong thời gian tới, bao gồm điện, ô tô – phụ tùng.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   CEO Mirae Asset: “Muốn hút vốn hơn, Việt Nam phải có ‘Top Global Company’” (22/02/2021)

>   Góc nhìn 09/02: Giằng co trong phiên cuối năm? (08/02/2021)

>   Ngành ngân hàng trong năm 2021 có phần tươi sáng hơn? (24/02/2021)

>   SSI Research: Sau nhịp điều chỉnh, thận trọng là cần thiết (08/02/2021)

>   Nên mua BMP, GAS, MBB không? (08/02/2021)

>   Chứng khoán sẽ ra sao sau sự kiện bán giải chấp cuối tháng 1? (06/02/2021)

>   Góc nhìn tuần trước Tết nguyên đán: Tiếp tục tăng điểm? (07/02/2021)

>   PYN Elite Fund: “Khởi đầu hốt hoảng nhưng năm nay vẫn ổn” (05/02/2021)

>   Góc nhìn 05/02: Sẽ không có biến động lớn? (04/02/2021)

>   Đầu tư chứng khoán: Tay chuyên hay tay mơ? (04/02/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật