Thứ Bảy, 06/02/2021 14:00

Chứng khoán sẽ ra sao sau sự kiện bán giải chấp cuối tháng 1?

Thị trường chứng khoán đã trải qua những phiên biến động mạnh vào nửa cuối tháng 1/2021 và ghi nhận những phiên giảm điểm mạnh nhất gần hết biên độ trong một ngày.

Nhiều phân tích và ý kiến chuyên gia đưa ra quan điểm và các lý do khác nhau: Từ áp lực giải chấp chứng khoán, đến dịch bệnh covid-19 quay lại hay sự non nớt của nhà đầu tư mới (F0).

Xét trên các định giá PE và các chỉ tiêu tài chính từ các công ty chứng khoán kết hợp các yếu tố tác động từ thị trường, ông Võ Văn Cường – Giám đốc Đầu tư của CTCK Everest (EVS) cho rằng sự biến động của thị trường những phiên cuối tháng 1 vừa qua là hợp lý xét cả về biên độ và tốc độ giảm điểm. Những biến động theo mẫu hình này cũng đã từng xảy ra trên thị trường chứng khoán vào đầu tháng 2/2018. Theo đó, ông Cường gọi các biến động thị trường cuối tháng 1 là sự kiện “giải chấp cho vay ký quỹ trên toàn thị trường” và các tác động khác chỉ là thứ yếu hoặc đơn giản là chất xúc tác đến toàn bộ thị trường.

So sánh số liệu tại thời điểm thị trường biến động mạnh đầu năm 2018 và 2021
Nguồn: EVS ước tính

Ông Cường nhận định thị trường sẽ hồi phục trở lại mức 1,200 điểm và hướng đến mức cao 1,300 điểm trong vòng 6 tháng tới. Động lực hồi phục mạnh trở lại và chinh phục các đỉnh cao của thị trường sẽ đến từ các yếu tố sau:

Đầu tiên, sau khi áp lực bán giải chấp, PE Trailing thị trường về mức giá rẻ hơn, mức 16.5 lần thấp nhất trong vòng 1 năm qua.

Kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết tích cực, thống kê gần toàn bộ các công ty niêm yết trên HOSE, lợi nhuận sau thuế quý 4/2020 hồi phục mạnh trở lại với mức tăng 19% so với cùng kỳ, nhờ đó lợi nhuận sau thuế cho cả năm 2020 chỉ giảm 2% so với năm trước, đây là mức giảm tích cực nếu xét trong bối cảnh năm 2020 chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh.

Triển vọng quý 1/2021 rất tích cực và lạc quan cho năm 2021 nhờ nền tảng thấp vì ảnh hưởng và phản ánh vào kết quả kinh doanh trong năm 2020.

Tiền mặt từ nhà đầu tư tiếp tục hỗ trợ thị trường nhờ nhà đầu tư duy trì số dư tiền mặt cao và nguồn tiền sẵn sàng nhảy vào thị trường nhờ lãi suất tiền gửi tiếp tục ở mức thấp.

Nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt các nhà đầu tư mô phỏng theo các quỹ ETFs.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng là nhà đầu tư mới (F0) tiếp tục tăng mạnh trên thị trường qua số lượng tài khoản mở mới. Đừng bao giờ đánh giá thấp nhà đầu tư mới, họ có đủ tiền, đủ kiến thức và hội đủ các nền tảng cơ bản để có thể tham gia vào thị trường chứng khoán và có thể làm thay đổi bất cứ xu hướng nào của thị trường.

Với các yếu tố trên, ông Cường cho rằng thị trường sẽ tiếp tục có triển vọng lạc quan. Năm 2021 thị trường có thể chứng kiến nhiều mức kỷ lục sẽ được thiết lập trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo báo cáo chiến lược tháng 2/2020, khối phân tích của CTCK Mirae Asset nhận định rằng khi VN-Index đạt 1,200 điểm, chỉ số PE của thị trường gần như chạm đến vùng thống kê trung bình 10 năm lịchh sử. Đây là ngưỡng VN-Index đã tạo đỉnh hồi tháng 4/2018. Sau khi điều chỉnh, hiện tại định giá PE đã giảm mạnh về vùng trung bình 10 năm lịch sử. Đây là vùng, VN-Index đã tích lũy trong năm 2019 sau khi giảm từ đỉnh 4/2018.

Mirae Asset cho rằng, VN-Index có thể tích lũy tại vùng định giá này để thị trường cân bằng lại trước khi tiếp tục đà tăng.

Xu hướng nới lỏng tiền tệ nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế đã khiến cho nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới tăng giá trong năm 2020. Hiện tại, định giá theo PE của nhiều thị trường đã vượt khỏi vùng định giá lịch sử. Do đó, Việt Nam đang được định giá hợp lý hơn các thị trường khác nếu so sánh theo PE lịch sử.

Còn về định giá tương đối, Việt Nam hấp dẫn hơn nhiều thị trường khác với mức ROE cao và PE thấp tương đối.

Theo Mirae Asset, tăng trưởng năm 2021 còn được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng kinh tế vĩ mô lạc quan. VN-Index sẽ dao động trong vùng 990 - 1,300 điểm.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn tuần trước Tết nguyên đán: Tiếp tục tăng điểm? (07/02/2021)

>   PYN Elite Fund: “Khởi đầu hốt hoảng nhưng năm nay vẫn ổn” (05/02/2021)

>   Góc nhìn 05/02: Sẽ không có biến động lớn? (04/02/2021)

>   Đầu tư chứng khoán: Tay chuyên hay tay mơ? (04/02/2021)

>   Góc nhìn 04/02: Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao? (03/02/2021)

>   [Infographic] Dự báo của các công ty chứng khoán về thị trường 2021 (15/02/2021)

>   Góc nhìn 03/02: Lực mua đuổi sẽ dè dặt hơn? (02/02/2021)

>   Góc nhìn 02/02: Rung lắc mạnh? (01/02/2021)

>   Có nên mua CTR, PTB, GTN? (01/02/2021)

>   Góc nhìn tuần 01-05/02: Rung lắc trong quá trình đi lên? (31/01/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật