Thứ Sáu, 26/02/2021 16:00

Chứng khoán châu Á đỏ lửa, Nikkei 225 giảm 4%

Chứng khoán châu Á giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020, khi đà giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ giảm giữa làn sóng bán tháo xuất phát từ đà tăng của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Cổ phiếu Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., Samsung Electronics Co. và Tencent Holdings Ltd. đóng góp phần lớn vào mức giảm của chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương (có lúc giảm 3.2%). Chỉ số chứng khoán công nghệ tại khu vực châu Á sụt hơn 4%, giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020.

Thị trường châu Á tại thời điểm khép phiên ngày 26/02. Nguồn: CNBC

Làn sóng bán tháo trong ngày 26/02 đánh dấu bước đảo chiều đối với thị trường chứng khoán đã tăng mạnh nhất trong tháng 1-2/2021 và đẩy chỉ số MSCI châu Á lên kỷ lục mới. Các chỉ số cổ phiếu tại Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản giảm hơn 3% trong ngày thứ Sáu (26/02).

“Đà tăng của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ trở thành yếu tố chính thôi thúc nhà đầu tư bán tháo”, Tai Hui, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường châu Á tại J.P. Morgan Asset Management, cho hay. “Lĩnh vực công nghệ châu Á và các cổ phiếu tăng trưởng vượt trội trong 12 tháng qua cũng giảm ở mức độ tượng tự với thị trường Mỹ”.

Đà giảm mạnh này gợi nhớ lại ký ức đau thương về sự kiện taper tantrum hồi năm 2013 – thời điểm Chủ tịch Fed báo hiệu sẽ dần dần giảm bớt quy mô nới lỏng tiền tệ và gây hoảng loạn trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Chứng khoán châu Á cũng bị tác động cực kỳ nặng nề tại thời điểm đó, giảm 13% so với mức đỉnh trước đó.

Ở mặt tích cực, ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế mới nổi châu Á tăng dự trữ ngoại hối thêm 467.7 tỷ USD trong năm 2020, mức tăng mạnh nhất kể từ hiện tượng taper tantrump. Điều này giúp châu Á có tấm đệm an toàn trước đà tăng của lợi suất trái phiếu toàn cầu.

Chỉ số JPMorgan Asia Dollar – theo dõi các đồng tiền châu Á – đã tăng hơn 8% từ đáy tháng 3/2020.

“Việc liên tưởng tới hiện tượng taper tantrum trong năm 2013 và tác động của nó tới thị trường châu Á có vẻ không hợp lý”, Thomas Poullaouec, Trưởng bộ phận chiến lược đa tài sản tại T. Rowe Price, cho hay. “Trong năm 2013, thị trường châu Á và thị trường mới nổi nói chung bị tác động nặng nề nhất từ lợi suất trái phiếu”.

Tuy nhiên, theo Poullaouec, các quốc gia châu Á không còn mong manh như năm 2013, nói thêm những cổ phiếu bị định giá cao nhất trên thị trường sẽ là những cổ phiếu bị tác động nặng nề nhất, bao gồm các cổ phiếu tăng trưởng.

 -------------------------------

13h35: Nikkei 225 “bốc hơi” hơn 1,200 điểm, Kospi rớt hơn 3%

Chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương rớt mạnh trong ngày thứ Sáu (26/02), nối tiếp đợt giảm mạnh trên Phố Wall đêm qua khi đà tăng nhanh chóng của lợi suất trái phiếu khiến nhà đầu tư “vò đầu bứt tóc”.

Tính tới lúc 13h35 ngày thứ Sáu (26/02 – giờ Việt Nam), chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản sụt 1,202 điểm (tương đương 3.99%), trong khi chỉ số Kospi của Hàn Quốc lao dốc 3.09%.

Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm 1.48%, trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lao dốc 2.87%. Còn chỉ số Shenzhen Composite rớt 2.331%.

Ở Australia, chỉ số ASX 200 sụt tới 2.35%.

Nguồn: CNBC

Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) sụt 2.93%.

Làn sóng bán tháo cổ phiếu công nghệ

Nhà đầu tư cũng để mắt tới đà giảm mạnh của nhóm cổ phiếu công nghệ ở châu Á-Thái Bình Dương.

Cổ phiếu của các công ty công nghệ Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông rớt mạnh trong phiên chiều: Tencent giảm 3.11%, Xiaomi rớt 5.03%, Alibaba sụt 4.44% và Meituan lao dốc 6.53%. Chỉ số công nghệ thuộc Hang Seng cũng rớt hơn 5%.

Tập đoàn đa ngành Nhật Bản SoftBank chứng kiến giá sụt 3.7%. Ở Hàn Quốc, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics lao dốc 3.52%.

Đà giảm trên nối tiếp cú lao dốc 3.52% của chỉ số Nasdaq Composite trên Phố Wall trong đêm qua, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 28/10.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Tại sao “dân chứng” lo ngại về đà tăng của lợi suất trái phiếu? (26/02/2021)

>   Làn sóng bán tháo trái phiếu toàn cầu dịu bớt, chứng khoán châu Á bớt giảm (26/02/2021)

>   Dow Jones sụt 560 điểm, Nasdaq Composite chứng kiến phiên giảm mạnh nhất từ tháng 10/2020 (26/02/2021)

>   Dân Trung Quốc mê cổ phiếu công ty thịt heo hơn tập đoàn công nghệ (25/02/2021)

>   Chứng khoán Mỹ sắp đón cú huých 170 tỷ USD từ gói kích thích tài khóa? (25/02/2021)

>   Cơn sốt GameStop trở lại, cổ phiếu tăng hơn 100% sau khi CFO công ty từ chức (25/02/2021)

>   Dow Jones vọt 420 điểm và lập kỷ lục mới (25/02/2021)

>   Lo ngại ‘bong bóng xanh’ khi tiền ồ ạt chảy vào cổ phiếu năng lượng tái tạo (24/02/2021)

>   Dow Jones trở lại sắc xanh dù giảm 360 điểm đầu phiên (24/02/2021)

>   Giới giàu có đang rót tiền vào chứng khoán và bất động sản (23/02/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật