Thứ Tư, 13/01/2021 10:39

Từ New York đến Tokyo, người trẻ từ bỏ hy vọng kiếm việc làm mới

Các số liệu chính thức không thể hiện hết sức ảnh hưởng của dịch Covid-19 với thị trường lao động. Bởi nhiều người trẻ không có việc làm và từ bỏ tìm kiếm việc làm mới.

Hàng triệu người lao động trên khắp thế giới từ bỏ tìm kiếm việc làm trong thời điểm các đợt bùng phát mới của dịch Covid-19 diễn ra liên tiếp.

Nikkei Asian Review phân tích số liệu thống kê về lao động từ 10 nền kinh tế, bao gồm Nhật Bản, Mỹ và Anh. Theo đó, trong quý III/2020, tổng lực lượng lao động giảm 6,6 triệu người so với cùng kỳ năm 2019.

Người trẻ và người từng làm việc bán thời gian chiếm phần lớn trong số nhóm người rời bỏ thị trường lao động. Đáng nói là các lao động trẻ thuộc nhóm này cũng có thể bỏ lỡ cơ hội tích lũy kinh nghiệm và trau dồi kỹ năng cho sự nghiệp tương lai.

Thất nghiệp ảnh 1
Đại dịch tấn công mạnh nhất vào nhóm đối tượng dễ tổn thương (người lao động bán thời gian, không có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc dưới 24 tuổi) trong thị trường việc làm. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Trong đợt bùng phát đầu tiên, dịch Covid-19 đã làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trầm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tăng từ khoảng 3% trước đại dịch lên 14,8% vào tháng 4/2020. Số người mất việc làm cũng tăng vọt ở Nhật Bản.

Đại dịch tấn công mạnh nhất vào nhóm đối tượng dễ tổn thương trong thị trường việc làm. Tại Mỹ, trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9, số người có việc làm giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước đó. Tuy nhiên, đối với nhóm người dưới 24 tuổi, tỷ lệ giảm lên đến 19,1%.

Đối với những người không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ này là 16,8%. Còn nhóm lao động làm việc bán thời gian chứng kiến mức giảm lên tới 15,2%.

Thất nghiệp ảnh 2
Tại Nhật Bản, nhóm người lao động bán thời gian gặp khó khăn nghiêm trọng. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Tại Nhật Bản, số lao động có thu nhập hàng năm dưới 1 triệu yen (9.600 USD) giảm 1,09 triệu người trong quý III/2020 so với một năm trước đó.

Nikkei quan sát thị trường lao động ở Nhật Bản, Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nam Phi và Thái Lan và xác định thị trường việc làm tệ hại đi cũng kéo động lực làm việc của người lao động đi xuống.

Trong quý II/2020, mức sụt giảm lực lượng lao động tại 10 quốc gia kể trên lên đến 439,33 triệu người. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ khi bắt đầu thống kê số liệu vào tháng 1/2014. Đến quý III/2020, có thêm 6,6 triệu người rời bỏ thị trường lao động so với một năm trước đó.

Thất nghiệp ảnh 3
Thị trường lao động của 10 quốc gia (Nhật Bản, Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nam Phi và Thái Lan) bị thiệt hại nghiêm trọng trong quý II/2020. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Khi dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành trong quý cuối năm 2020, một số quốc gia lại rơi vào tình trạng phong tỏa. Nhiều người lao động không thể tìm được việc làm.

Thêm vào đó, theo cách thống kê, chỉ những người vừa muốn làm việc, vừa muốn kiếm việc làm, được coi là thất nghiệp. Cách tính như vậy đảm bảo người về hưu không bị coi là không có việc làm. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc dữ liệu bỏ sót nhóm người không muốn - hoặc đã từ bỏ - tìm kiếm việc làm, dù vẫn trong độ tuổi lao động.

Nếu tính cả những người này vào nhóm thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 12 sẽ lên đến 9,8%, cao hơn dữ liệu chính thức 3,1%.

Thất nghiệp ảnh 4
Nếu tính cả những người từ bỏ tìm kiếm việc làm, tỷ lệ thất nghiệp thực tại Mỹ lên đến 9,8%. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Tại Nhật Bản, số người từ bỏ tìm kiếm việc làm cũng đang gia tăng. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Nhật Bản trong năm 2018 và 2019, số lượng người mất việc và không còn tìm kiếm việc làm đã chiếm tới 1,1% lực lượng lao động. Tỷ lệ này tăng lên 1,3% trong nửa sau năm 2020.

Thất nghiệp ảnh 5
Dữ liệu chính thức bỏ sót nhóm người không muốn hoặc đã từ bỏ tìm kiếm việc làm dù vẫn trong độ tuổi lao động. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Hiện, làn sóng bùng phát mới đang càn quét toàn cầu. Hôm 7/1, Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và các tỉnh lân cận. Triển vọng phục hồi kinh tế theo hình chữ V dường như ngày càng xa vời. Do đó, nhu cầu về sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản có thể tăng lên.

"Các chính chủ cần áp dụng chính sách giúp mọi người quay trở lại thị trường việc làm, nhất là trong các ngành công nghiệp thiếu lao động, chẳng hạn như ngành chăm sóc sức khỏe", Nikkei Asian Review dẫn lời ông Hisashi Yamada, Phó chủ tịch của Viện Nghiên cứu Nhật Bản, bình luận.

Thảo Cao

ZING

Các tin tức khác

>   Ông Trump để lại gì cho ông Biden sau thương chiến Mỹ - Trung (13/01/2021)

>   Chưa thể lạc quan dù có vắc xin Covid-19 (13/01/2021)

>   Trung Quốc phong tỏa thêm thành phố gần 5 triệu dân (12/01/2021)

>   Trung Quốc thắt chặt chính sách cho vay, nhiều công ty lo vỡ nợ (12/01/2021)

>   Số phận Jack Ma và mối đe dọa mới với ngành công nghệ Trung Quốc (12/01/2021)

>   Rạp chiếu phim ở Mỹ ngắc ngứ, các phòng vé châu Á lại sống khỏe (12/01/2021)

>   Hơn 4 triệu người Mỹ đã thất nghiệp ít nhất nửa năm (12/01/2021)

>   Ca Covid-19 toàn cầu vượt 91 triệu, WHO tiếp tục kêu gọi chia sẻ vaccine (12/01/2021)

>   Đảng Dân chủ tranh cãi về xem xét bãi nhiệm Trump (11/01/2021)

>   Hãng bay Indonesia kinh doanh ra sao trước khi máy bay 737 rơi? (11/01/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật