Thứ Ba, 12/01/2021 13:50

Rạp chiếu phim ở Mỹ ngắc ngứ, các phòng vé châu Á lại sống khỏe

Trong một năm bị tàn phá bởi đại dịch toàn cầu gây chết người, doanh thu phòng vé của Nhật Bản đã thiết lập kỷ lục mới.

Bộ phim hoạt hình dựa trên bộ truyện tranh nổi tiếng Demon Slayer trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất lịch sử Nhật Bản khi vượt qua kỷ lục của Spirited Away (do Hayao Miyazaki đạo diễn) nắm giữ từ năm 2001. Phim bán được hơn 322 triệu USD tiền vé.

Nhật Bản, quốc đảo ở Đông Á với dân số hơn 126 triệu người, có ít hơn 300,000 ca nhiễm virus corona và chỉ bị giảm ​​doanh thu phòng vé 46% trong năm 2020, xuống còn 1.27 tỷ USD.

Trong khi đó, doanh thu phòng vé trong nước của Mỹ giảm 80% xuống còn 2.28 tỷ USD, khi các ca nhiễm virus corona ở nước này lên đến 21.6 triệu kể từ khi đại dịch bắt đầu. Còn Canada chứng kiến ​​ít hơn với 645,000 trường hợp lây nhiễm, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.

Nhật Bản chỉ là một trong nhiều quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đối phó với đại dịch Covid-19 thành công, theo cách mà số trường hợp mắc bệnh vẫn thấp và niềm tin của người tiêu dùng vẫn cao.

Ở những quốc gia như Trung Quốc, Úc và Hàn Quốc, nơi các ca mắc Covid đã giảm đáng kể, giới phân tích và điều hành đang thấy các phòng vé phục hồi và phát triển mạnh.

Trên thực tế, châu Á - Thái Bình Dương đã tăng thị phần trong năm 2020. Dù doanh thu phòng vé toàn cầu thấp hơn đáng kể - khoảng 70% so với năm 2019, tương đương khoảng 12.4 tỷ USD - nhưng châu Á - Thái Bình Dương lại chiếm 51% doanh thu bán vé. Năm 2019, các nước này chiếm 41%, theo dữ liệu từ Comscore và phân tích từ Gower Street.

Con số để so sánh: Năm 2019, phòng vé ở Mỹ và Canada chiếm 30% doanh thu bán vé toàn cầu. Năm 2020, thị phần đó giảm xuống chỉ còn 18%.

Châu Á - Thái Bình Dương đã có những nỗ lực mạnh mẽ để chống lại virus corona như tạm ngưng đi lại, thiết lập xét nghiệm quy mô lớn và truy vết tiếp xúc, bắt buộc đeo khẩu trang và thực hiện các quy tắc giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Cho dù phương pháp của mỗi quốc gia là gì, khả năng giảm ca nhiễm virus corona và mở cửa lại nền kinh tế của họ cho thấy nếu Mỹ làm điều tương tự thì có thể thấy kết quả tương tự.

Đến nay, phản ứng với virus corona ở Mỹ rất chậm và các ca bệnh tiếp tục leo lên mức lịch sử, với số ca nhập viện và tử vong đang gia tăng.

Kể từ tháng 8, khi phần lớn rạp chiếu trên toàn cầu mở cửa trở lại, châu Á - Thái Bình Dương chiếm gần 78% tổng doanh thu phòng vé trên toàn thế giới.

Paul Dergarabedian, nhà phân tích truyền thông cấp cao của Comscore, cho biết lý do những quốc gia này có thể phục hồi sau khi các rạp đóng cửa trên diện rộng nằm ở hai điều sau đây:

Thứ nhất, các quốc gia này có thể kiểm soát sự bùng phát dịch bằng cách phong tỏa, truy vết tiếp xúc và bắt buộc người dân mang khẩu trang. Việc giảm số lượng ca lây nhiễm và có các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt đã tạo niềm tin hơn cho những khán giả tiềm năng.

Thứ hai, những quốc gia này có những bộ phim mới - không phải của Hollywood - để phát hành. Còn ở Mỹ, phòng vé chững lại vì không có sản phẩm mới cho khán giả đi xem. Ngay cả khi các rạp chiếu phim mở cửa trở lại với công suất hạn chế, hầu hết phim được chiếu đều là những tựa phim cũ như “Chiến tranh giữa các vì sao” (Star Wars), “Hàm cá mập” (Jaws) và “Bản đồ kho báu” (Goonies).

Tại châu Á - Thái Bình Dương, các hãng phim có lượng nội dung mới ổn định để thu hút mọi người rời khỏi nhà. Và người xem phim đã đến rất đông.

Trung Quốc có hai bộ phim đạt doanh thu hơn 400 triệu USD tại phòng vé địa phương: The Eight Hundred - bộ phim chiến tranh lấy bối cảnh những năm 1930, và My People, My Homeland - bộ phim hài gồm năm câu truyện ngắn. Cả hai bộ phim này đều được công chiếu vào nửa cuối năm 2020.

Trong khi đó, bộ phim có doanh thu cao nhất ở Mỹ và Canada năm 2020 là Bad Boys for Life của Sony. Bộ phim hành động với sự tham gia của Will Smith và Martin Lawrence này là tập thứ ba trong loạt phim Bad Boys và được phát hành vào tháng Giêng, trước khi virus corona bắt đầu lây lan ở Mỹ, thu về 204 triệu USD trong thời gian chiếu tại rạp. Không có bộ phim nào phát hành trong nước trong nửa cuối năm đạt doanh thu 100 triệu USD.

The Croods: A New Age - phim hoạt hình gia đình của Universal và phần tiếp theo về siêu anh hùng của Warner Bros - Wonder Woman 1984 đều thu về chưa đến 30 triệu USD trong nước. Tenet - tựa phim khác của Warner Bros - được phát hành vào ngày cuối tuần dịp Lễ Lao động không vượt qua con số 60 triệu USD trong thời gian chiếu rạp.

“Chắc chắn con đường trở lại thị trường màn ảnh rộng như trước đây sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm từ các quốc gia đã phục hồi mạnh mẽ nhiều tháng qua cho thấy việc quản lý tốt dịch Covid và các bộ phim mới hấp dẫn có thể cùng nhau tạo ra tia lửa để khơi dậy sự thịnh vượng phòng vé hiện tại và trong tương lai”, Dergarabedian nói.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Nhật Bản yêu cầu lao động Việt phải có giấy xét nghiệm Covid-19 khi nhập cảnh (11/01/2021)

>   Người giàu trẻ tuổi Mỹ sở hữu khối tài sản 10.000 tỷ USD (11/01/2021)

>   Ca Covid-19 toàn cầu vượt 90 triệu, vaccine chống được chủng nCoV mới (10/01/2021)

>   Tôi đã rời Mỹ và có cuộc sống về hưu hạnh phúc như thế nào? (09/01/2021)

>   Xử lý một thuyền trưởng tàu chở hàng vi phạm quy định cách ly phòng Covid-19 (08/01/2021)

>   Tiền đâu tiêu Tết 'năm Covid': Có những người sẽ không biết Tết là gì… (08/01/2021)

>   Phát hiện nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào TP.HCM (07/01/2021)

>   ‘Phù phép’ 3 tấn bánh quy hết hạn thành bánh mới (06/01/2021)

>   Tại sao giới trẻ châu Á làm việc đến chết vì văn hóa '996' (06/01/2021)

>   Người mua nhà Đan Mạch vay 20 năm không phải trả lãi (06/01/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật