Thứ Hai, 25/01/2021 10:10

Tín dụng đột biến, kích hoạt đầu cơ?

Covid-19 bùng phát đầu 2020 đã khiến thị trường tài chính tan tác. Nhiều dự báo tin rằng năm 2020 sẽ rất tồi tệ. Tuy vậy, đây lại là năm hầu hết nhà đầu tư (NĐT), nhất là NĐT mới (NĐT F0) đều thắng từ chứng khoán đến vàng, bất động sản.

Ảnh minh họa

Điểm nổi bật trong 2020 là các NĐT hầu như chẳng cần phải phân tích, có mua là có lời, khi từ cuối tháng 3 đến hết năm các tài sản tài chính ở Mỹ, châu Á đã tăng phi mã như vàng khoảng 40%, Bitcoin xấp xỉ 800%.

Ở Việt Nam VN Index tăng khoảng 70%, HNX Index thậm chí tăng tính bằng lần khi đạt tới 120%. Nhiều người chỉ mới đầu tư được vài tháng, thậm chí chỉ vài ngày kiếm được tiền, đã cảm thấy đầu tư quá dễ.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK) dòng vốn từ NĐT F0 rất rõ nét và cuốn trôi tất cả, đến mức NĐTNN năm 2020 có năm bán ròng mạnh nhất trong hàng chục năm qua vẫn bị cuốn đi, lượng hàng bán ra lớn chừng nào đều bị hấp thụ hết chừng đó. Số lượng NĐT mới mở tài khoản tăng như vũ bão cũng cho thấy điều đó.

Sự nhập cuộc của các NĐT F0 đã góp phần quan trọng giúp TTCK hồi phục mạnh từ vùng 650 điểm vào cuối tháng 3 lên hơn 1.100 điểm vào cuối năm 2020, với nhiều CP còn vượt cả đỉnh lịch sử trong năm 2020 như VCB, VIB, GAB trên TTCK. Thậm chí, nhiều mã CP nhỏ còn ghi nhận mức tăng tính bằng lần.

TTCK còn hấp dẫn?

Đầu tư CK vốn là đầu tư tương lai và thể hiện sự kỳ vọng vào nền kinh tế, nhưng hiện nay điều đó chỉ đúng một phần. Đúng là việc NĐT kỳ vọng dịch bệnh khống chế, kinh tế tăng trưởng tốt, giao thương quốc tế mở rộng trở lại, cơ hội nhiều hơn khi thế giới đang bước vào kinh tế số, tài chính số.

Trong 3 tháng cuối năm, tăng trưởng tín dụng đã tăng hơn gấp đôi và trong 10 ngày cuối năm tăng trưởng tín dụng có thêm 2%, trong khi tăng trưởng kinh tế không nhanh như vậy. Nhiều khả năng lãi suất thấp đã kích hoạt các hoạt động đầu cơ đẩy dòng tiền chạy vào các kênh tài chính, trong đó có CK và bất động sản.

Tuy vậy còn lý do lớn nữa là nhiều NĐT chủ yếu đầu cơ, còn kinh tế số hay công nghệ hoặc kỳ vọng tương lai là điều quá xa vời với họ.

Hiện câu nói "mua là thắng, bán là thua" được liên tục rỉ tai nhau. Do đó mặt bằng giá hiện tại không hoàn toàn phản ánh tiềm năng tăng trưởng 2021, mà có màu sắc của đầu cơ ngắn hạn trong bối cảnh chính sách tiền tệ đang nới lỏng. Yếu tố kỳ vọng vẫn có nhưng bị áp đảo bởi tâm lý đầu cơ, kiếm tiền nhanh.

Điều này dẫn đến tình huống mô hình hiện nay là chữ K khi kinh tế còn yếu nhưng bong bóng tài sản đến quá gần. Chẳng hạn, tăng trưởng năm 2020 là 2,91% nhưng VN Index tăng tới 70% và HNX Index thậm chí tới 120%. Nghĩa là tốc độ tăng của CK lớn gấp nhiều lần tốc độ tăng trưởng kinh tế, bất chấp nhiều DN còn nhiều khó khăn và số lượng DN dừng, tạm ngừng hoạt động trong năm qua cao nhất trong nhiều năm.

Lãi suất thấp, tiền chuyển qua CK một phần từ tiết kiệm, từ cách ly trước đó khiến người ta muốn kiếm tiền nhanh hơn và CK cũng là kênh hợp pháp trong khi các kênh như Forex thì bất hợp pháp, còn vàng đã bớt nóng từ nửa cuối năm ngoái và bất động sản thanh khoản chậm.

Vì thế TTCK được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế. Tuy nhiên, đang xuất hiện sự chênh lệch lớn, năm qua CK tăng dữ dội, trong khi tăng trưởng kinh tế lại thấp hơn nhiều. Điều này cho thấy nhiều CP trên sàn đã được định giá khá cao, những NĐT thiếu kiến thức và trải nghiệm sẽ có khả năng gặp rất nhiều rủi ro.

Hướng dòng chảy của tiền

Những NĐT lớn, trải nghiệm thường khiêm tốn bởi họ hiểu thị trường tài chính đáng sợ như thế nào, và thành công của họ luôn được đo bằng nhiều năm với sự ổn định bền vững.

Điều này chỉ có thể đạt được khi họ luôn biết rằng “đổ mồ hôi sẽ bớt đổ máu”, rèn luyện và học hỏi không ngừng. Có như thế thị trường tăng hay giảm họ vẫn luôn kiếm được tiền. Điều này vô cùng khác với NĐT nhỏ khi sàn đảo chiều rất dễ bán tháo ngay.

Vì vậy, TTCK không phải là nơi ai đầu tư cũng thắng, buộc phải tự học, tự đào tạo và trải nghiệm. Những NĐT mới cần cẩn trọng, có kinh nghiệm phân biệt, lựa chọn hàng tốt để mua, vì một số doanh nghiệp nhân cơ hội thị trường đi lên đã "tân trang", nâng giá CP lên gấp nhiều lần so với giá trị thực.

Do đó, những NĐT mới vào TTCK nhưng có chút thành tựu dễ có tâm lý chủ quan. Việc "đu dây điện" rất nguy hiểm, ngay lúc này NĐT mới cần trang bị liền kiến thức cho mình.

Năm 2020 đầy bất ổn, nhưng các chỉ tiêu kinh tế đạt được thật sự ấn tượng: tăng trưởng GDP đạt 2,91%, lạm phát 3,23%, tăng trưởng tín dụng 12,13% và thu ngân sách đạt 98% kế hoạch. Tuy nhiên, quan sát kỹ sẽ thấy tới 22-9-2020, tăng trưởng tín dụng mới đạt 5,12%, ngày 21-12 đạt 10,14% và chốt năm ở mức 12,13%.

Như vậy chỉ trong 3 tháng cuối năm, tăng trưởng tín dụng đã tăng hơn gấp đôi và trong 10 ngày cuối năm tăng trưởng tín dụng có thêm 2%, trong khi tăng trưởng kinh tế không nhanh như vậy.

Phải chăng đã có sự tăng trưởng tín dụng đột biến trong quý cuối năm. Nhiều khả năng lãi suất thấp đã kích hoạt các hoạt động đầu cơ đẩy dòng tiền chạy vào các kênh tài chính, trong đó có CK và bất động sản.

Do đó hướng dòng tiền chảy vào kinh tế và doanh nghiệp nhiều hơn, thay vì vào các tài sản tài chính, sẽ giúp kinh tế tăng trưởng vững chắc và thị trường tự khắc bền vững. Bên cạnh chính sách, việc các doanh nghiệp và thành phần kinh tế nhanh chóng nắm bắt các công nghệ, cũng như thích nghi với môi trường kinh doanh mới, sẽ giúp hạn chế các dòng tiền đầu cơ đổ sang các tài sản tài chính vốn dễ tạo ra bong bóng, đồng thời sẽ thu hút dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước đổ vào doanh nghiệp và nền kinh tế nhanh, mạnh và nhiều hơn nữa.

Phan Dũng Khánh

Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính

Các tin tức khác

>   Cẩn trọng nguy cơ 'bong bóng' tài sản (25/01/2021)

>   Góc nhìn tuần 25-29/01: Tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn? (24/01/2021)

>   Phận mỏng cánh chuồn nhà đầu tư cá nhân (22/01/2021)

>   Góc nhìn 22/01: Trở lại đường đua chinh phục đỉnh lịch sử 1,200 điểm? (21/01/2021)

>   EVS kỳ vọng VN-Index đạt trên 1,400 điểm trong kịch bản lạc quan (22/01/2021)

>   Góc nhìn 21/01: Đà hồi phục sẽ tiếp diễn? (20/01/2021)

>   Khi kinh tế và chứng khoán “đường tình đôi ngả” (20/01/2021)

>   ‘Có sự dịch chuyển tiền từ ngân hàng sang chứng khoán nhưng chưa tạo rủi ro thanh khoản’ (20/01/2021)

>   Góc nhìn 20/01: Sẽ còn những phiên biến động mạnh? (19/01/2021)

>   Góc nhìn 19/01: Điều chỉnh? (18/01/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật