Thứ Bảy, 05/09/2020 13:01

Reuters: Lào nhượng lại đa số cổ phần tại công ty truyền tải điện cho công ty Trung Quốc

Lào dự kiến nhượng lại quyền kiểm soát cổ phần đa số tại một công ty mạng lưới điện cho một công ty Trung Quốc, dựa trên nguồn tin thân cận từ Reuters.

* Lào trước nguy cơ vỡ nợ trái phiếu quốc tế

* Thâm hụt tài chính gây thêm áp lực cho Chính phủ Lào

Thỏa thuận trên được đưa ra giữa lúc nhiều chuyên gia cáo buộc Bắc Kinh sử dụng chiến thuật "ngoại giao bẫy nợ" để giành lợi thế chiến lược ở những nước gặp khó khăn trong việc trả cho Trung Quốc các khoản vay tại các dự án thuộc sáng kiến "Vành đai, con đường".

Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Lào và thỏa thuận trên sẽ gắn kết đất nước bảy triệu dân phụ thuộc hơn với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tân Hoa xã cho hay thỏa thuận nhượng lại cổ phần ở lưới điện của Lào được Tổng Công ty điện lực nhà nước Lào (EDL) và Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc (CSG) ký kết vào ngày thứ Ba (01/09), nhưng không tiết lộ chi tiết về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của mỗi bên.

Ba nguồn tin thân cận cho biết Lào sẽ nhường quyền kiểm soát cổ phần đa số ở một công ty mới có tên gọi Công ty Truyền tải điện Lào (EDLT) cho CSG

Xuất khẩu điện đóng vai trò trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế của Lào.

Nguồn tin thân cận cho biết: “Thỏa thuận này sẽ cho phép công ty mạng lưới điện Lào mặc cả giá bán điện tốt hơn với các nước trong khu vực và bắt đầu thu lợi nhuận”. Đại sứ quán Trung Quốc ở Lào cho biết Lào vẫn sẽ điều hành hoạt động mạng lưới điện của nước này nhưng Lào “có thể dần mua lại cổ phần từ CSG”.

Cả EDL và CSG chưa bình luận về thỏa thuận trên. Chính phủ Trung Quốc và Lào cũng chưa nhận định.

Từ Thủ đô Viêng chăn của Lào, Tân Hoa xã đưa tin Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Lào, Khammany Inthirath, gọi công ty EDLT là một dự án quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa ở Lào và sẽ được hưởng lợi nhờ "kinh nghiệm, công nghệ và nguồn nhân lực" của CSG.

Công ty mới hoạt động dưới sự quản lý của chính phủ Lào nhưng sẽ tận dụng được “sức mạnh tài chính, kinh nghiệm trong xây dựng, vận hành và quản lý lưới điện” của CSG, dựa trên nguồn tin từ Tân Hoa Xã.

Tờ Vientiane Times của Lào cho biết trong tương lai, EDLT sẽ đầu tư khoảng 2 tỷ USD cho các lưới điện địa phương và kết nối quốc tế.

Lào đã đầu tư rất nhiều cho hàng loạt dự án thủy điện với tham vọng trở thành “bình ắc quy của Đông Nam Á”, trong số đó, nhiều dự án Trung Quốc tài trợ vốn. Những dự án này – cùng với dự án đường sắt cao tốc mới với sự hậu thuẫn của Trung Quốc – đang là trung tâm trong cuộc khủng hoảng nợ lần này.

Nguy cơ vỡ nợ trái phiếu quốc tế

Hồi tháng 6/2020, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính nợ của Chính phủ Lào sẽ lên mức 68% GDP trong năm 2020, tăng so với mức 59% hồi năm 2019. Tháng trước, hãng xếp hạng tín dụng quốc tế Moody’s cảnh báo Lào đối mặt nguy cơ vỡ nợ trong ngắn hạn.

Cho đến nay, Lào chỉ ghi nhận 22 ca nhiễm Covid-19 và không có ca tử vong nào. Nhưng đại dịch này đã gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch và nguồn kiều hồi của Lào. 

Dự trữ ngoại hối của Lào đã giảm xuống dưới 1 tỷ USD, thấp hơn khoản thanh toán nợ hàng năm của Lào và các quan chức Bộ Tài chính nước này đã tìm tới Trung Quốc – chủ nợ lớn nhất – để xin lời khuyên về tái cấu trúc nợ, tờ Financial Times đưa tin.

Quốc gia này hiện cần phải trả nợ hơn 1 tỷ USD mỗi năm cho đến cuối năm 2024, nhưng dự trữ của họ chỉ ở mức 864 triệu USD tính tới tháng 6/2020. Toshiro Nishizawa, Giảng viên tại Trưởng Chính sách Công của Đại học Tokyo và cũng là một thành viên của ban cố vấn chính sách tài khóa tại Lào, lên tiếng cảnh báo về rủi ro xuất hiện tình trạng “khẩn cấp kinh tế toàn quốc” trong bối cảnh Covid-19.

“Rủi ro vỡ nợ trái phiếu quốc tế đang là mối đe dọa tiềm ẩn đến hoạt động tài chính của Lào, cùng với đó là những khó khăn đè nặng lên đôi vai của người dân nước này”, ông Nishizawa nhận định. “Khoản trả nợ nước ngoài quá lớn và gây áp lực lên khoản dự trữ ngoại hối ngày càng giảm trong bối cảnh Covid-19”.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Công ty của Việt Nam tham gia phát triển điện Mặt Trời tại Lào (03/09/2020)

>   Campuchia đối mặt thách thức về khả năng cạnh tranh  (29/08/2020)

>   Myanmar: Dòng vốn FDI vẫn tăng trong bối cảnh Covid-19 (27/08/2020)

>   Campuchia: Du khách trong nước mang lại sức sống mới cho ngành du lịch (26/08/2020)

>   WB: Doanh nghiệp Myanmar chậm thích nghi với ảnh hưởng của Covid-19 (20/08/2020)

>   EU có thể thay đổi quyết định rút ưu đãi EBA với Campuchia (14/08/2020)

>   EU rút một phần ưu đãi EBA với Campuchia  (13/08/2020)

>   Campuchia kỳ vọng xuất khẩu gạo đạt 1 triệu tấn/năm (13/08/2020)

>   Ngành du lịch Campuchia có thể mất 7 năm để khôi phục (11/08/2020)

>   Myanmar cần sớm mở cửa lại du lịch nội địa (10/08/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật