Thứ Năm, 20/08/2020 09:00

WB: Doanh nghiệp Myanmar chậm thích nghi với ảnh hưởng của Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đa số doanh nghiệp tại Myanmar phải đối mặt tình trạng sụt giảm doanh thu và thiếu dòng tiền mặt, dẫn đến giảm khả năng tiếp cận tín dụng cần thiết để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm đánh giá mức độ tác động của đại dịch đối với doanh nghiệp công bố hôm 14/08, The Myanmar Times đưa tin.

Khảo sát được thực hiện với 500 doanh nghiệp quy mô khác nhau trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Đợt khảo sát đầu tiên kết thúc hồi tháng 5 và 7 đợt tiếp theo được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 6-12 nhằm đưa ra thông tin liên tục về tác động liên quan của đại dịch Covid-19 tại Myanmar.

Theo kết quả khảo sát, 83% doanh nghiệp đã chứng kiến xu hướng sụt giảm doanh thu, ít nhất một nửa đối mặt với tình trạng thiếu dòng tiền mặt và 1/3 doanh nghiệp giảm khả năng tiếp cận tín dụng.

Khảo sát cũng cho thấy 16% doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động trong khoảng thời gian trung bình 8 tuần do Covid-19. Đại diện các doanh nghiệp này từng ước tính trung bình 4 tuần, họ có thể hoạt động trở lại.

Các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất, bán lẻ và bán buôn, nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nhất do đại dịch. Đặc biệt, các doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 39% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ phải đóng cửa tạm thời.

Về biện pháp khắc phục ảnh hưởng, khảo sát cho thấy việc bắt đầu hoặc gia tăng các dịch vụ giao hàng là cách điều chỉnh phổ biến nhất được các doanh nghiệp áp dụng để ứng phó với môi trường kinh doanh mới do đại dịch gây ra, với 36% doanh nghiệp cho biết họ áp dụng biện pháp này.

26% doanh nghiệp báo cáo thay đổi một phần hoặc toàn bộ mô hình hoạt động hiện tại, trong khi 19% cho biết họ ứng dụng các nền tảng kỹ thuật số hoặc hệ thống trực tuyến để thực hiện các chức năng kinh doanh. Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng hình thức làm việc từ xa chỉ chiếm 6%.

Các doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp vi mô chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong báo cáo về việc áp dụng các cơ chế mới để ứng phó với đại dịch. Trong khi đó, lĩnh vực thông tin và truyền thông lại chứng kiến hoạt động gia tăng nhờ tăng cường hình thức thương mại điện tử và công nghệ.

Khảo sát còn cho thấy hơn một nửa doanh nghiệp được khảo sát đều biết đến các chương trình hỗ trợ kinh tế của Chính quyền trung ương và địa phương nhưng đa số không nộp đơn xin hưởng ưu đãi. Chỉ 9% doanh nghiệp báo cáo có xin hưởng hỗ trợ của Chính phủ.

Tăng trưởng kinh tế Myanmar đạt 6.8% trong năm tài chính 2018-2019. Năm tài chính hiện tại, WB dự đoán mức tăng trưởng có thể chậm lại còn 0.5% hoặc ít hơn.

Đỗ Thảo (Theo The Myanmar Times)

FILI

Các tin tức khác

>   EU có thể thay đổi quyết định rút ưu đãi EBA với Campuchia (14/08/2020)

>   EU rút một phần ưu đãi EBA với Campuchia  (13/08/2020)

>   Campuchia kỳ vọng xuất khẩu gạo đạt 1 triệu tấn/năm (13/08/2020)

>   Ngành du lịch Campuchia có thể mất 7 năm để khôi phục (11/08/2020)

>   Myanmar cần sớm mở cửa lại du lịch nội địa (10/08/2020)

>   Campuchia hy vọng luật mới sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư hơn (11/07/2020)

>   Campuchia: Gần 4 tỷ USD vốn đầu tư xây dựng trong nửa đầu năm (07/07/2020)

>   Campuchia chưa có văn bản nào cấm nhập khẩu rau, củ, quả Việt Nam (30/06/2020)

>   Campuchia cấm nhập khẩu 6 loại rau, củ từ Việt Nam (24/06/2020)

>   Ưu ái 'Vành đai và Con đường', Lào lo rơi vào bẫy nợ với Trung Quốc (14/06/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật