Thứ Ba, 09/06/2020 06:12

Dầu sụt hơn 3% do lo ngại về tình trạng dư cung

Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu giảm mạnh vào ngày thứ Hai (08/06), khi nhà đầu tư tập trung chú ý đến triển vọng gia tăng sản lượng từ một số quốc gia, ngay cả sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh đồng ý hôm thứ Bảy (06/08) gia hạn cắt giảm sản lượng gần 10 triệu thùng/ngày cho đến cuối tháng 7/2020, MarketWatch đưa tin.

Các chuyên gia cho biết mức độ tuân thủ chung đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng là một mối lo ngại khá nhất quán.

Reuters đưa tin các nhà sản xuất OPEC thuộc vùng Vịnh, vốn đã cam kết tự nguyện cắt giảm 1.18 triệu thùng/ngày bắt đầu vào tháng 6/2020, không có kế hoạch gia hạn mức cắt giảm đó sau tháng này.

Lo ngại về sự gia tăng sản lượng từ các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Bắc Mỹ khi giá dầu nhảy vọt, sự từ chối tham gia cắt giảm sản lượng của Mexico và báo cáo cho thấy Libya đang tái khởi động sản xuất tại mỏ dầu lớn nhất của mình, cũng đều làm giảm sự lạc quan về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng lịch sử, Wall Street Journal đưa tin. Sự kết hợp của Mexico và Libya có thể góp phần tăng thêm 400,000 thùng/ngày.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7 trên sàn Nymex lùi 1.36 (tương đương 3.4%) xuống 38.19 USD/thùng, sau khi dao động tại mức cao trong phiên là 40.44 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 8 trên sàn Luân Đôn mất 1.50 USD (tương đương gần 3.6%) còn 40.80 USD/thùng. Hợp đồng này đã chạm mức đỉnh trong phiên là 43.41 USD/thùng.

Cả 2 hợp đồng này đều đã khép phiên ngày thứ Sáu (05/06) tại mức cao nhất kể từ ngày 06/03 và đánh dấu 6 tuần leo dốc liên tiếp với dự đoán về thỏa thuận từ những nhà sản xuất dầu chủ chốt.

OPEC+ đã kết thúc cuộc họp trực tuyến vào ngày thứ Bảy (06/06), áp dụng các biện pháp nhằm cắt giảm sản lượng dư thừa vì giá giảm khi ngành hàng không thế giới phần lớn vẫn đóng cửa vì dịch Covid-19. Sản lượng cắt giảm chiếm khoảng 10% tổng nguồn cung thế giới.

Nếu không gia hạn cắt giảm, mức sản lượng cắt giảm sẽ lùi xuống còn 7.7 triệu thùng/ngày từ tháng 7 đến tháng 12/2020, ngay cả khi ngành công nghiệp dầu thô đang phải đấu tranh với đại dịch đã khiến nhiều nước trên thế giới rơi vào suy thoái.

Wall Street Journal đưa tin thành viên quan trọng thuộc OPEC, Libya, được miễn các hạn ngạch trước đó bởi vì cuộc nội chiến kéo dài, đã chấm dứt 5 tháng đóng cửa tại mỏ dầu Sharara.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng xăng giao tháng 7 lùi 1.5% xuống 1.195 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 7 mất gần 2.6% còn 1.1213 USD/gallon.

Trong khi đó, hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 7 tiến 0.4% lên 1.789 USD/MMBtu.

An Trần

FILI

Các tin tức khác

>   OPEC+ đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 1 tháng (06/06/2020)

>   Dầu tăng hơn 5% trước thềm cuộc họp OPEC+ (06/06/2020)

>   Sau dầu thô sẽ đến lượt giá khí đốt rơi xuống vùng âm? (05/06/2020)

>   Dầu Brent leo dốc 6 phiên liên tiếp (05/06/2020)

>   Giá thép tương lai tại Trung Quốc lên đỉnh 9 năm (04/06/2020)

>   Ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch đang 'rơi xuống đáy' (04/06/2020)

>   Saudi Arabia-Nga đạt thỏa thuận sơ bộ cắt giảm sản lượng thêm 1 tháng (04/06/2020)

>   Dầu nới rộng đà tăng chờ động thái tiếp theo của OPEC+ (04/06/2020)

>   Dầu vọt hơn 3% lên cao nhất trong 3 tháng (03/06/2020)

>   Dầu diễn biến trái chiều (02/06/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật