Thứ Năm, 07/05/2020 10:41

Kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc tăng 3.5%, nhưng nhập khẩu giảm 14.2% trong tháng 4

Trung Quốc vừa ghi nhận kim ngạch xuất khẩu (định danh bằng USD) tăng, trong khi nhập khẩu giảm mạnh hơn trong tháng 4/2020, khi các biện pháp hạn chế đi lại được nới lỏng.

Dữ liệu từ Tổng Cục thống kê Trung Quốc công bố trong ngày thứ Năm (07/05) cho thấy kim ngạch xuất khẩu tăng 3.5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu giảm 14.2%.

Trước đó, các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters dự báo kim ngạch xuất khẩu giảm tới 15.7% trong tháng 4/2020, trong khi kim ngạch nhập khẩu được dự báo giảm 11.2% so với cùng kỳ.

Trong tháng 3/2020, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm 6.6% so với cùng kỳ năm trước, trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm 0.9%.

Trước khi dữ liệu này được công bố, ông Liu Li-gang, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Citigroup, cho biết hoạt động xuất khẩu thiết bị y tế có khả năng tăng mạnh trong tháng 4/2020, vì Trung Quốc xuất khẩu hàng cho phần còn lại của thế giới.

“Những con số về xuất khẩu thiết bị y tế vào đầu tháng 4/2020 đã rất mạnh rồi”, ông Liu nói với CNBC trước khi Chính phủ công bố dữ liệu thương mại.

Tính cả thảy, thặng dự thương mại của Trung Quốc trong tháng 4/2020 đạt 45.34 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với dự báo 6.35 tỷ USD của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters.

Trong khi đó, Thặng dư thương mại của Trung Quốc chỉ đạt 19.9 tỷ USD trong tháng 3/2020.

Các doanh nghiệp của Trung Quốc đang mở cửa trở lại khi số ca nhiễm Covid-19 mới xuống rất thấp.

Thế nhưng, tình hình vẫn rất căng go đối với phần còn lại của thế giới, khi hơn 3.74 triệu người bị nhiễm Covid-19, dựa trên dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins. Nhiều nền kinh tế bị chững lại vì các lệnh phong tỏa trên diện rộng, qua đó kéo giảm lượng tiêu thụ và nhu cầu.

Mặc dù trông có vẻ như Trung Quốc đã xoay chuyển tình thế trong đại dịch, nhưng vẫn còn đó những thách thức khổng lồ về nhu cầu trong tương lai, bà Helen Qiao, Trưởng bộ phận kinh tế châu Á tại BofA Securities, cho hay.

Việc chi tiêu cho các dịch vụ cũng sẽ giảm so với cùng kỳ năm trước. “Mọi người có thể cảm thấy hơi lo lắng khi đi đến các trung tâm mua sắm, đi ăn uống ở đó hoặc đi dạo xung quanh, hoặc gửi trẻ đến các Trung tâm giáo dục ngoại khóa tiếng Anh”, bà Qiao cho hay.

Các nhà phân tích cảnh báo có thể mất nhiều tháng trước khi nền kinh tế Trung Quốc trở lại bình thường và dự kiến Bắc Kinh sẽ tung thêm kích thích kinh tế, gồm một chính sách tài chính chủ động hơn với một tỷ lệ thâm hụt tài chính gia tăng và tăng cường phát hành trái phiếu để hỗ trợ chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

* Nguy cơ Trung Quốc siết nợ nhiều nước gặp khủng hoảng vì Covid-19

* Trung Quốc có thể bỏ mục tiêu tăng trưởng GDP

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Livestream có cứu nổi kinh tế Trung Quốc? (07/05/2020)

>   Nguy cơ Trung Quốc siết nợ nhiều nước gặp khủng hoảng vì Covid-19 (07/05/2020)

>   EC dự báo nền kinh tế Eurozone sẽ giảm 7,7% trong năm nay (07/05/2020)

>   Trung Quốc có thể bỏ mục tiêu tăng trưởng GDP (07/05/2020)

>   Hàng loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ, nhà hàng ở Mỹ tuyên bố phá sản (06/05/2020)

>   Ngồi chờ cứu trợ, hãng hàng không hàng đầu châu Âu "đốt" hơn 1 triệu USD mỗi giờ (06/05/2020)

>   Dự đoán trái chiều về lạm phát sau đại dịch (06/05/2020)

>   Nghèo còn gặp cái eo! (06/05/2020)

>   Ông Trump: Nước Mỹ phải mở cửa trở lại cho dù có thêm người Mỹ mắc Covid-19 (06/05/2020)

>   Dịch bệnh COVID-19 khiến thâm hụt thương mại của Mỹ tiếp tục tăng (06/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật