Thứ Tư, 06/05/2020 15:02

Hàng loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ, nhà hàng ở Mỹ tuyên bố phá sản

Đại dịch Covid-19 chỉ mới xuất hiện trên nước Mỹ chưa đầy 5 tháng, nhưng nền kinh tế Mỹ đã phải chịu tổn thất rất lớn. Nhiều chuỗi cửa hàng bán lẻ và nhà hàng tại Mỹ “đua nhau” nộp đơn xin phá sản.

* Virgin Australia sụp đổ, nhiều hãng hàng không cũng sẽ phá sản

* Đế chế dầu mỏ của tỷ phú Singapore tuyên bố phá sản vì nợ nần

* Các ngân hàng Mỹ đối phó nguy cơ phá sản trong ngành năng lượng

Chuỗi cửa hàng bán lẻ J.Crew đã nộp đơn xin phá sản vào hôm 4/5/2020. Đây là nhà bán lẻ lớn đầu tiên của Mỹ nộp đơn phá sản do đại dịch Covid-19.

J.Crew được biết đến là nhà bán lẻ cung cấp quần áo, phụ kiện cho phụ nữ, nam giới và trẻ em bao gồm đồ bơi, áo khoác, túi xách, trang sức, giày… Ảnh: Getty

Tính tới tháng 8/2016, doanh nghiệp này có hơn 450 cửa hàng trên khắp nước Mỹ.

Được thành lập năm 1947 với hai người sáng lập là Mitchell Cinader và Saul Charles, công ty ban đầu chủ yếu buôn bán quần áo phụ nữ với phân khúc quần áo giá rẻ.

Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, nhà bán lẻ có trụ sở tại New York này đã phải đối mặt với gánh nặng nợ cao, bán hàng khó khăn.

Jenna Lyons, nhà thiết kế kỳ cựu và Mickey Drexler, giám đốc điều hành bán lẻ nổi tiếng lần lượt nghỉ việc và chuyển sang công ty khác.

Theo Moody’s, J.Crew có doanh thu hàng năm 2,5 tỷ USD, tuy nhiên, lượng tiền tính tới tháng 2/2020 chỉ còn 93 triệu USD.

Công ty cho biết, họ đã đạt được thỏa thuận với các bên liên quan để chuyển đổi 1,65 tỷ USD nợ thành vốn chủ sở hữu.

Công ty được bảo đảm 400 triệu USD tài chính từ các chủ nợ hiện tại là Anchorage Capital Group, GSO Capital Partners và Davidson Kempner Capital Management để giúp doanh nghiệp hoạt động trong quá trình làm thủ tục phá sản.

Đại dịch Covid-19 như một cú bồi khiến các cửa hàng buộc phải đóng cửa. Ngành bán lẻ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Các nhà bán lẻ khác như Neiman Marcus và J.C. Penney cũng đang chịu áp lực phải nộp đơn phá sản sớm hơn họ dự tính.

Neiman Marcus đang thảo luận về trợ cấp trong quá trình phá sản. Ảnh: Fortune
J.C. Penney đã không thể thanh toán khoản lãi cho chủ nợ. Ảnh: CNBC

Nối bước J.Crew là toàn bộ các cửa hàng thuộc chuỗi bán lẻ Papyrus bị đóng cửa khi công ty mẹ - The Schurman Retail Group tuyên bố phá sản hồi đầu tháng 1 năm nay.

Một gian hàng thuộc chuỗi Papyrus tại Texas, Mỹ. Ảnh: Getty

Sau khi Kroger tuyên bố sẽ thoái vốn khỏi chuỗi cửa hàng tạp hóa Lucky’s Market vào tháng 12 năm ngoái, các nhà quan sát đưa ra dự đoán về vận mệnh của chuỗi cửa hàng này. Chỉ một tháng sau, vào đầu tháng 1 năm nay, Lucky’s đã tuyên bố phá sản.

Một siêu thị thuộc chuỗi Mary’s Market tại bang Arizona, Mỹ. Ảnh: BI

FoodFirst Global Restaurant, công ty mẹ của chuỗi nhà hàng Brio Italian Mediterranean và chuỗi nhà hàng Ý Bravo Fresh, cũng đã nộp đơn xin phá sản vào hôm 10/4 năm nay.

Công ty này cho biết, 71 trong tổng số số 92 nhà hàng của họ đã tạm thời đóng cửa trong bối cảnh dịch virus corona.

Ảnh: Business Insider

Các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ đang phải đối mặt với việc chi phí tài chính lớn. Cùng với chi phí thuê mặt bằng phải trả liên tục trong khi chưa biết thời điểm nào có thể kinh doanh bình thường trở lại, cũng như việc mở cửa mất bao lâu mới khôi phục lại sức mua như trước khi có dịch.

Hương Vũ

Dantri

Các tin tức khác

>   Ngồi chờ cứu trợ, hãng hàng không hàng đầu châu Âu "đốt" hơn 1 triệu USD mỗi giờ (06/05/2020)

>   Dự đoán trái chiều về lạm phát sau đại dịch (06/05/2020)

>   Nghèo còn gặp cái eo! (06/05/2020)

>   Ông Trump: Nước Mỹ phải mở cửa trở lại cho dù có thêm người Mỹ mắc Covid-19 (06/05/2020)

>   Dịch bệnh COVID-19 khiến thâm hụt thương mại của Mỹ tiếp tục tăng (06/05/2020)

>   Tổng thống Trump yêu cầu Trung Quốc minh bạch về nguồn gốc virus Corona (06/05/2020)

>   WHO kêu gọi điều tra những ca nhiễm nCoV ban đầu (05/05/2020)

>   Ấn Độ dành ra quỹ đất hơn 460,000 ha để thu hút các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc (05/05/2020)

>   Sản xuất toàn cầu giảm mạnh trong tháng 4 (05/05/2020)

>   Bộ trưởng Mỹ cảnh báo: Sẽ có hậu quả nếu Trung Quốc không tuân theo thỏa thuận thương mại (05/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật