Thứ Ba, 05/05/2020 16:03

Ấn Độ dành ra quỹ đất hơn 460,000 ha để thu hút các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc

Ấn Độ đang phát triển quỹ đất gần gấp đôi so với diện tích của Luxembourg để thu hút các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc, dựa trên nguồn tin thân cận.

Theo đó, Ấn Độ đã dành ra tổng cộng 461,589 ha dành cho mục đích trên, dựa trên nguồn tin thân cận. Trong đó, bao gồm 115,131 ha đất khu công nghiệp ở các bang như Gujarat, Maharashtra, Tamil Nadu và Andhra Pradesh.

Đất đai là một trong những rào cản lớn nhất cho doanh nghiệp muốn đầu tư vào Ấn Độ, trong đó các kế hoạch của Saudi Aramco cho tới Posco đều bị trì hoãn. Thủ tướng Narendra Modi đang làm việc với các bang để thay đổi điều này, trong bối cảnh nhà đầu tư đang muốn giảm lệ thuộc vào Trung Quốc sau dịch bệnh và sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.

Hiện tại, các nhà đầu tư muốn lập nhà máy ở Ấn Độ thường bị trì hoãn bởi việc thương lượng mua lại các mảnh đất nhỏ với chủ đất.

“Quy trình mua lại đất minh bạch và được đẩy nhanh là một trong những yếu tố có thể thúc đẩy dòng chảy FDI vào Ấn Độ”, Rahul Bajoria, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại Barclays Bank, cho biết.

Việc cung cấp đất cùng với điện nước có thể thu hút các khoản đầu tư mới đến với Ấn Độ - một nền kinh tế đang trong đà giảm tốc từ trước khi Covid-19 bùng phát. Hiện Ấn Độ đang bị phong tỏa toàn quốc và do đó lượng tiêu thụ sẽ giảm mạnh.

Theo Bloomberg, Ấn Độ đã chọn ra 10 ngành chủ chốt để tập trung thúc đẩy sản xuất và chỉ thị đại sứ quán Ấn Độ ở các nước tiếp cận những công ty đang tìm nơi đầu tư, lập cơ sở sản xuất. 10 ngành này bao gồm điện, dược phẩm, thiết bị y tế, điện tử, kỹ thuật nặng, thiết bị năng lượng mặt trời, chế biến thực phẩm, hóa chất và dệt may. Invest India – cơ quan đầu tư Ấn Độ – đã nhận đề nghị từ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc về việc dời cơ sở sản xuất, nguồn tin thân cận cho biết.

Hiện Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc đang nằm trong top 12 đối tác thương mại của Ấn Độ, trong đó giá trị thương mại song phương lên đến 179.27 tỷ USD. Khoản đầu tư FDI từ 4 quốc gia này ở mức 68 tỷ USD trong giai đoạn 4/2000-12/2019, dữ liệu Chính phủ cho thấy.

Chính quyền Mỹ kêu gọi công ty chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc

Chính quyền Donald Trump đang đẩy mạnh sáng kiến dời chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, trong lúc Washington cân nhắc áp hàng rào thuế quan mới để trừng phạt Bắc Kinh vì cách xử lý dịch Covid-19, theo lời của các quan chức Mỹ.

“Chúng tôi đang nỗ lực [giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc] trong vài năm qua, và giờ đây chúng tôi lại càng đẩy mạnh sáng kiến đó”, Keith Krach, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, nói với Reuters. “Tôi nghĩ quan trọng là phải hiểu những lĩnh vực chủ chốt cũng như những nút thắt quan trọng nằm ở đâu”.

Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác của Mỹ đang tìm các biện pháp để hối thúc các công ty ngừng nhập hàng và dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Chính phủ Mỹ đang cân nhắc những ưu đãi về thuế và các khoản trợ cấp cho việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, các quan chức Mỹ nói với Reuters.

Chính phủ Mỹ đang phối hợp với Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam “để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết vào ngày 29/04. Ông Pompeo nói thêm các bên đang bàn luận về “cách tái cấu trúc chuỗi cung ứng để ngăn chặn tác động kiểu Covid-19 xảy ra một lần nữa”.

* Có dễ cho Apple, Microsoft, Google chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc?

* SCMP: Hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sản xuất vì thương chiến, nhưng virus corona khiến Việt Nam gặp khó vì thiếu nguồn linh kiện từ Trung Quốc

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Sản xuất toàn cầu giảm mạnh trong tháng 4 (05/05/2020)

>   Bộ trưởng Mỹ cảnh báo: Sẽ có hậu quả nếu Trung Quốc không tuân theo thỏa thuận thương mại (05/05/2020)

>   Làn sóng các nước đòi Trung Quốc xóa nợ với các dự án Vành đai và Con đường (05/05/2020)

>   Goldman Sachs, Morgan Stanley thấy tín hiệu kinh tế toàn cầu đã chạm đáy (05/05/2020)

>   Israel đã cô lập được kháng thể đơn dòng của virus gây Covid-19 (05/05/2020)

>   Kinh tế Nga gồng mình trong khủng hoảng kép (05/05/2020)

>   Argentina, quốc gia đầu tiên vỡ nợ và các nước có nguy cơ vỡ nợ vì COVID-19 (04/05/2020)

>   Mỹ hối thúc công ty chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc (04/05/2020)

>   Đại dịch COVID-19 đã gây thiệt hại bao nhiêu cho bóng đá châu Âu? (04/05/2020)

>   '85 tỷ USD không thể cứu được các hãng hàng không toàn cầu' (04/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật