Thứ Tư, 06/05/2020 10:57

Nghèo còn gặp cái eo!

Đại dịch Covid-19 trên toàn cầu và tình trạng mất việc làm, ngừng hoạt động kinh doanh do nó gây ra đã khiến hàng chục triệu lao động nhập cư vất vả, nếu không muốn nói là không thể, trong việc kiếm tiền để gửi về quê nhà. Do đó, một số quốc gia nghèo, đặc biệt là ở Nam và Đông Nam Á, vốn phụ thuộc nhiều vào các khoản kiều hối, sẽ thấy sự sụt giảm mạnh trong nguồn tiền quan trọng này.

Trong báo cáo gần đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết lượng kiều hối toàn cầu dự kiến ​​giảm 20% trong năm nay - mức giảm lớn nhất trong lịch sử. Sự suy giảm này thể hiện “sự mất mát của một huyết mạch tài chính quan trọng đối với nhiều hộ gia đình dễ bị tổn thương”, WB lưu ý.

Dòng kiều hối đổ vào khu vực Đông Á và Thái Bình Dương được dự đoán giảm 13% trong năm nay, so với mức 147 tỷ USD năm 2019. Điều này nghĩa là hàng triệu người ở Philippines, Việt Nam và Indonesia sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

"Mức giảm này do dòng tiền từ Mỹ - nguồn kiều hối lớn nhất trong khu vực - giảm. Một số quốc gia phụ thuộc kiều hối có thể thấy các hộ gia đình gặp khó khăn khi nguồn thu nhập từ kiều hối giảm trong giai đoạn này", WB cho biết.

Tại Philippines, kiều hối có kích thước tương đương 9.9% GDP của quốc gia này.

Năm ngoái, Philippines đã nhận được 35.1 tỷ USD kiều hối - gần bằng lượng kiều hối mà các nước láng giềng khu vực Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam cộng lại.

Khoảng 1/3 lượng kiều hối được gửi bởi người Philippines ở nước ngoài là từ Mỹ.

Bộ Lao động và Việc làm của Philippines cho biết gần 90,000 người Philippines đang làm việc ở nước ngoài “đã bị mất việc hoặc đang không có việc làm/không được trả lương do tình trạng phong tỏa và kinh doanh ở các nước sở tại chậm lại”.

Việt Nam cũng phụ thuộc nhiều vào kiều hối nước ngoài, tương đương 6.5% GDP. Khoảng một nửa số tiền này đến từ Mỹ, quốc gia hiện chỉ mới bắt đầu mở cửa trở lại một số doanh nghiệp.

Kiều hối là nguồn thu nhập quan trọng cho các nước đang phát triển. Sự suy thoái kinh tế hiện tại do Covid-19 gây ra đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng gửi tiền về nhà và khiến chúng ta thấy rằng rút ngắn thời gian phục hồi cho các nền kinh tế tiên tiến là quan trọng hơn. Kiều hối giúp các gia đình đủ khả năng mua thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu cơ bản”, David Malpass, Chủ tịch WB, cho biết.

Indonesia, quốc gia Hồi giáo, phụ thuộc nhiều vào kiều hối từ Trung Đông, nơi đang phải chịu cảnh dư thừa dầu và giá dầu thấp lịch sử.

Khoảng 43% tổng số kiều hối của Indonesia đến từ công nhân của họ tại các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả-Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả-Rập Thống nhất (UAE).

WB nhấn mạnh tầm quan trọng của kiều hối ở châu Á.

"Tại một số quốc gia trong khu vực này, hơn 3/4 hộ nghèo dựa vào kiều hối để bổ sung thu nhập. Một phần đáng kể hộ gia đình ở các nước Đông Á và Thái Bình Dương có thể gặp nguy hiểm khi nguồn thu nhập quan trọng này sụt giảm trong giai đoạn hiện nay của cuộc khủng hoảng”, WB cho biết.

Các quốc gia Nam Á - đặc biệt là Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh - cũng phụ thuộc nhiều vào kiều hối nước ngoài.

WB ước tính kiều hối đổ vào Nam Á sẽ giảm 22%, xuống còn 109 tỷ USD vào năm 2020, sau khi tăng 6.1% vào năm 2019.

Abu Hyder, một tài xế Uber nhập cư người Bangladesh ở Queens, New York, nói anh sẽ không thể gửi bất kỳ khoản tiền nào cho cha mẹ trong đợt lễ Ramadan này lần đầu tiên sau 12 năm.

"Tôi bị sốc nặng và điều tệ hơn là tôi không biết khi nào có thể gửi lại tiền cho họ", anh nói.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã tạo ra một số vấn đề chưa được biết đến trước đây. Chẳng hạn, ngay cả khi một công nhân nhập cư có tiền gửi về nhà thì cũng có thể không tìm được nơi chuyển tiền mở cửa để phục vụ họ.

"Chúng tôi thấy rằng các gia đình nhận kiều hối phụ thuộc vào nguồn tiền này cho ít nhất 50% thu nhập hộ gia đình. Mất khoản thu nhập đó rõ ràng tác động lớn đến gia đình họ", Michael Newson, chuyên gia cao cấp về phát triển con người và di động lao động của Tổ chức Di cư Quốc tế, nói.

"Việc các gia đình nghèo không đủ khả năng lo mọi thứ chỉ là vấn đề thời gian. Kiều hối cung cấp các phương tiện sinh kế cơ bản, mua thực phẩm, nơi ở, quần áo, thuốc men, chăm sóc sức khỏe và gửi trẻ em đến trường. Kiều hối có thể ảnh hưởng đến 1/3 hoặc phân nửa nhân loại. Đây không phải là một thay đổi hay vấn đề nhỏ", Dilip Ratha, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách mảng di cư và kiều hối tại WB, cho biết.

WB cảnh báo thêm: "Triển vọng kiều hối vẫn bất ổn. Trước đây, kiều hối có tính ngược chu kỳ, trong đó công nhân gửi nhiều tiền về nhà hơn trong thời kỳ khủng hoảng và khó khăn. Nhưng lần này, đại dịch ảnh hưởng đến tất cả quốc gia, tạo thêm sự bất ổn".

Nhã Thanh (Theo IBTimes)

FILI

Các tin tức khác

>   Ông Trump: Nước Mỹ phải mở cửa trở lại cho dù có thêm người Mỹ mắc Covid-19 (06/05/2020)

>   Dịch bệnh COVID-19 khiến thâm hụt thương mại của Mỹ tiếp tục tăng (06/05/2020)

>   Tổng thống Trump yêu cầu Trung Quốc minh bạch về nguồn gốc virus Corona (06/05/2020)

>   WHO kêu gọi điều tra những ca nhiễm nCoV ban đầu (05/05/2020)

>   Ấn Độ dành ra quỹ đất hơn 460,000 ha để thu hút các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc (05/05/2020)

>   Sản xuất toàn cầu giảm mạnh trong tháng 4 (05/05/2020)

>   Bộ trưởng Mỹ cảnh báo: Sẽ có hậu quả nếu Trung Quốc không tuân theo thỏa thuận thương mại (05/05/2020)

>   Làn sóng các nước đòi Trung Quốc xóa nợ với các dự án Vành đai và Con đường (05/05/2020)

>   Goldman Sachs, Morgan Stanley thấy tín hiệu kinh tế toàn cầu đã chạm đáy (05/05/2020)

>   Israel đã cô lập được kháng thể đơn dòng của virus gây Covid-19 (05/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật