Thứ Năm, 28/05/2020 10:41

DMC - Đã đến lúc mua vào?

Ngành dược vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. CTCP Xuất nhập khẩu y tế Domesco (HOSE: DMC) là một trong những doanh nghiệp nổi bật của ngành này. Giá cổ phiếu đang ở mức khá hấp dẫn để đầu tư dài hạn.

Phân tích kỹ thuật ứng dụng - Tìm hiểu phân tích kỹ thuật với những chuyên gia hàng đầu

Phân tích Ngành & Dòng tiền thị trường - Chọn ngành đúng, không sợ thua lỗ

Ngành dược có tiềm năng phát triển lớn

Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, các tổ chức quốc tế đều đánh giá kinh tế thế giới năm 2020 tiếp tục xu hướng giảm, cộng với tác động từ dịch sẽ làm suy giảm nhanh hơn, đặc biệt tình trạng khi bệnh dịch kéo dài.

Tốc độ tăng trưởng trung bình ngành dược Việt Nam trong năm 2019 đạt khoảng 11%. Ngành dược là một trong những ngành phòng thủ nên khi có một biến cố xảy ra trên thị trường thì vị thế của cổ phiếu những ngành này sẽ càng quan trọng hơn. Do đó, dòng tiền thường có xu hướng chuyển từ các ngành mang tính thị trường cao sang các ngành này để hạn chế rủi ro.

Việt Nam hiện được xếp vào nhóm những nước có ngành dược mới nổi (pharmerging countries) theo phân loại của tổ chức IQVIA Institute. Tiềm năng tăng trưởng của ngành dược đang được đánh giá rất cao bởi các yếu tố như:

Tỷ lệ dân số vàng của Việt Nam hiện đang nằm ở mức đỉnh và đang bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số với tốc độ nhanh. Kể từ năm 2011, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa khi số người trên 60 tuổi chiếm 9.9%. Đến năm 2018, con số này đã lên thành 11.95%.

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế, Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038 với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt trên 20%. Thậm chí, đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số.

Kế đến là tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO - World Health Organization) đã có những nghiên cứu và cảnh báo quan trọng về tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người. Các loại bệnh về đường hô hấp, hệ tuần hoàn, ung thư… xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn. Đồng thời, sự xuất hiện của dịch Covid-19 cũng khiến hàng trăm ngàn người tử vong và con số đang không ngừng tăng lên mỗi ngày.

Chính vì vậy, mà nhu cầu cũng như ý thức về việc chăm sóc sức khỏe của dân chúng sẽ tăng lên nhanh chóng.

Nguồn: International Journal of Environmental Research & Public Health và MDPI

Mức chi tiêu tiền thuốc bình quân của Việt Nam vào khoảng 80 USD, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình của thế giới. Với dân số lớn và nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thị trường Dược phẩm Việt Nam được đánh giá là còn nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai.

Tiềm năng tăng trưởng của kênh OTC không còn nhiều

Theo thống kê của IMS Health, thị phần phân phối thuốc tại Việt Nam hiện nay phần lớn là dưới hình thức đấu thầu qua hệ thống các bệnh viện (ETC) chiếm tỷ lệ từ 60-70% thị trường, phần còn lại là thuốc không kê đơn được bán lẻ tại các quầy thuốc (OTC).

IMS Health cũng dự báo kênh ETC sẽ còn tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu về các loại thuốc chất lượng có tính đặc trị cao tăng lên. Mặt khác, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế cũng là một trong những yếu tố chính thúc đẩy chi tiêu thuốc qua kênh này. Ước tính năm 2019, tỷ lệ này đã đạt 90% và mục tiêu năm 2020 sẽ đạt 90.7%.

Chính vì vậy mà những doanh nghiệp có nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế như CTCP Xuất nhập khẩu y tế Domesco (HOSE: DMC), CTCP Pymepharco (HOSE: PME), CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG)... sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn những doanh nghiệp còn lại.

Nguồn: IMS Health

Xu hướng M&A để phù hợp với thị trường toàn cầu

Ngành dược với tiềm năng tăng trưởng cao nên thu hút được nhiều nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Theo như các chuyên gia trong ngành dược phẩm, xu hướng M&A trong ngành dược sẽ tiếp tục sôi động, góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp mà còn mở rộng thị phần, phát triển mạng lưới phân phối. Điển hình, DMC nhận được sự hậu thuẫn lớn từ Abbott Laboratories (Chile) Holdco SPA, với mức sở hữu là 51.7%.

Nguồn: VietstockFinance

Lưu ý: Những doanh nghiệp được thể hiện bằng quả bóng màu đỏ là Large Cap. Những doanh nghiệp Mid Cap được thể hiện bằng quả bóng màu xanh dương. Những doanh nghiệp Small & Micro Cap thể hiện bằng quả bóng màu xanh lá cây.

Vào quý 1 năm 2020, DMC có doanh thu thuần đạt 290 tỷ đồng giảm 6.5% so với quý 1 năm 2019 là 310 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 14% đạt 43 tỷ đồng so với 50 tỷ đồng vào cùng kỳ năm ngoái. Xét chung trong giai đoạn 2014-2019, doanh thu thuần đi ngang, lợi nhuận sau thuế ổn định.

Nguồn: Báo cáo thường niên DMCVietstockFinance

Định giá cổ phiếu

Mức P/B và P/E trung bình của nhóm cổ phiếu cùng ngành lần lượt là 1.81 và 12.49 lần. Trong khi đó, mức P/B và P/E của DMC chỉ lần lượt đạt mức 1.41 và 8.20. Đây là mức khá thấp so với mức trung bình của ngành.

Nguồn: VietstockFinance

Với tỷ trọng tương đương giữa các phương pháp (RIM, P/E, P/B), chúng ta tính được mức định giá hợp lý của DMC là 67,583 đồng. Như vậy, nhà đầu tư có thể mua vào từ từ cho mục tiêu đầu tư dài hạn ở mức giá hiện tại với kỳ vọng lợi nhuận trên 20%.

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   KSB - Mỏ Tân Đông Hiệp đóng cửa không khiến doanh nghiệp đi xuống mạnh (25/05/2020)

>   DRC - Canh mua nếu giá về dưới mức 15,000 (21/05/2020)

>   POW - Điều chỉnh dài hạn nhưng giá vẫn còn cao (22/05/2020)

>   KBC - Cơ bản ổn, tăng trưởng tốt (12/05/2020)

>   DHC - Ngành bình thường, cổ phiếu phi thường (07/05/2020)

>   MPC - Trong nguy có cơ (05/05/2020)

>   HVN - Cất cánh nổi không? (27/04/2020)

>   DBD - Hàng tốt nhưng giá 'chát' (04/05/2020)

>   HT1 - Không quá lạc quan nhưng cơ hội vẫn còn (24/04/2020)

>   VEA - Giá cổ phiếu giảm nhưng vẫn chưa hấp dẫn (17/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật