Thứ Sáu, 29/05/2020 09:49

CPI tháng 5/2020 giảm nhẹ so với tháng trước

Giá xăng dầu, lãi suất điều hành giảm cùng với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân của Chính phủ và các Bộ ngành là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2020 giảm 0.03% so với tháng trước.

CPI tháng 5 giảm nhẹ so với tháng trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2020 tăng 4.39% so với bình quân cùng kỳ năm 2019; CPI tháng 5/2020 giảm 1.24% so với tháng 12/2019 và tăng 2.4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức giảm 0.03% của CPI tháng 5/2020 so với tháng trước có 4/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, trong đó: Nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 2.21% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 28/4/2020 và tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 13/5/2020 làm chỉ số giá xăng, dầu giảm 4.98% (tác động làm CPI chung giảm 0.21%), bên cạnh đó, nhiều chương trình khuyến mại để kích cầu tiêu dùng của các hãng xe ô tô đưa ra nhằm giảm lượng hàng tồn kho làm giá ô tô giảm 0,25%.

Nhóm bưu chính viễn thông và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch đều giảm 0.02%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0.01% chủ yếu do các cửa hàng thời trang đã áp dụng nhiều chương trình giảm giá để thu hút khách hàng sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0.34% (trong đó: lương thực giảm 0.08%; thực phẩm tăng 0.43%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0.35%); nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0.25% do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng cao (giá nước khoáng tăng 0.12%, giá nước giải khát có ga tăng 0.05%, giá nước quả ép tăng 0.3%, giá nước uống tăng lực đóng chai tăng 0.35%); nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0.25%, chủ yếu do giá gas tăng 12.08% (làm CPI chung tăng 0.14%) và giá nước sinh hoạt tăng 0.17%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.05%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.04%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0.07%. Riêng nhóm giáo dục không thay đổi.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2020 giảm 0.03% so với tháng trước và tăng 2.54% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 2.88% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   ‘Tiền trực thăng’ và góc nhìn từ gói hỗ trợ 62,000 tỷ đồng (05/06/2020)

>   World Bank: Kinh tế Việt Nam đang ở ngã ba đường (27/05/2020)

>   Khuyến nghị chính sách giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng chất lượng (27/05/2020)

>   Sau ánh chớp không phải niềm nuối tiếc (26/05/2020)

>   Kích thích đúng thời điểm, liều lượng và đối tượng (25/05/2020)

>   Sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt để 'đón đại bàng về làm tổ' (22/05/2020)

>   S&P duy trì triển vọng tín nhiệm Việt Nam ở mức ổn định (22/05/2020)

>   Thủ tướng: Cần có cơ chế, chính sách đặc thù để phục hồi và phát triển kinh tế (20/05/2020)

>   Hôm nay, khai mạc Kỳ họp 9 Quốc hội khóa XIV (20/05/2020)

>   ‘Kinh tế Việt Nam đang ở vùng chạm đáy’ (19/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật