Thứ Năm, 19/03/2020 15:30

Nhịp đập thị trường 19/03: Họ nhà Vin hồi, VN-Index kéo lại được hơn 10 điểm

Giá nhiều cổ phiếu lớn bắt đầu hồi trong nửa cuối phiên chiều, nguyên nhân chính có lẽ là diễn biến tương tự ở các chỉ số future Mỹ và các sàn châu Á.

Tuy nhiên đến đợt ATC, rất nhiều lệnh bán ATC (tương đương bán giá sàn) được tung ra, ví dụ như tại MSN, VRE, HPG, HDB, VPB… khiến bên mua chùng xuống. Các lệnh gom hàng bắt đầu được đưa ra, nhưng NĐT không biết chính xác là bao nhiêu (vì bị che). Đến thời điểm đóng cửa, VN-Index giảm nhẹ so với ngay trước đó. Chung cuộc, VNIndex đóng cửa ở mức 725,94 điểm, giảm 21,7 điểm (-2.91%).

Trong nhóm VN30, ROS vẫn duy trì trần cứng trong phiên chiều, nhưng tâm điểm nằm ở nhóm cổ phiếu nhà Vin, khi cả 3 cổ phiếu VIC, VREVHM được kéo lên kể từ lúc 14g. Tuy 3 cổ pheieus này đóng cửa vẫn giảm so với tham chiếu, nhưng rõ ràng so với phiên sáng thì mức giảm đã được xóa rất nhiều. lưu ý khối ngoại bán ròng rất mạnh ở cả 3 mã này.

Các đại gia ngân hàng như VCB, BIDCTG được kéo lên đầu chiều nay, nhưng đến ATC lại giảm. VCB thậm chí quay lại mức thấp nhất trong ngày. Tuy nhiên ở phía tích cực cũng có mấy cái tên, ví dụ như ACB, TPB hay HDB.

Dường như cổ phiếu sàn HNX hồi nhanh hơn so với HOSE, nên HNX-Index cũng sớm “lao” về tham chiếu trong cùng thời gian. Tuy nhiên thời gian có hạn, nên HNX-Index đóng cửa ở 100.99 điểm, cách tham chiếu chưa đến 1 điểm (-0.84%).

2 đại gia chứng khoán HCMSSI có nhiều thời điểm gây chú ý, có lẽ nhờ Thông tư mới của Bộ Tài chính về miễn/giảm thuế trên nhiều loại dịch vụ và phí thành viên. Tuy nhiên dường như các cổ phiếu chứng khoán khác lại chưa phản ứng theo thông tin này.

Diễn biến trên sàn UPCoM chiều nay có phần ảm đạm, và chả liên quan mấy đến 2 sàn niêm yết. chỉ số chính sàn này dao động trong phạm vi hẹp, không có sóng hồi như 2 sàn kia, và đóng cửa ở mức 49.9 điểm. Lý do chính nằm ở các mã vốn hóa lớn dao động ngược nhau trong phiên.

Giá hợp đồng tương lai Vn30F2003 chạy bên trên diểm số cơ sở suốt phiên chiều, nhưng đến phút chót lại giảm xuống, thấp hơn chừng 1.5 điểm. Từ ngày mai, hợp đồng 1 tháng thay thế sẽ là VN30F2004, hiện đang thấp hơn điểm số cơ sở 12.55 điểm (nới gap so với phiên sáng). Diễn biến trên 2 hợp đồng khác cũng tương tự (nới gap).

2 cổ phiếu nhà PVN là DCMDPM lại xanh trở lại trong phiên chiều này, trong khi các anh em khác vẫn giảm sâu. GAS cuối phiên giảm 4.7%, có lúc giảm hơn 5%. PVS cũng hồi được 1 chút, OIL thậm chí chuyển màu xanh.

QCG đã giảm mạnh ngay khi vào phiên chiều, và nhanh chóng tiến đến mức giá sàn rồi duy trì suốt cho đến khi đóng cửa. Như vậy QCG kết thúc chuỗi 15 phiên trần. Tương tự cũng là AMD, nhanh chóng chuyển từ trần về sàn trong phiên chiều, kèm theo đó là tổng lượng khớp cao khủng khiếp, hơn 35 triệu cp.

Hôm nay HQC khớp đến 36.6 triệu cp những vẫn rớt sàn. Mức giao dịch khủng này có lẽ là dấu hiệu chốt lời, khi cổ phiếu này đã tăng giá gần 30% trong tháng 3. Điều đặc biệt ở HQC là thị giá quá thấp, chỉ 1,290 đồng.

Phiên sáng: VN-Index tham gia cuộc chạy marathon của chứng khoán châu Á

VN-Index giảm 3.65% cuối phiên sáng nay, đây là mức giảm trung bình so với các chỉ số lớn trên các sàn chứng khoán châu Á vào cùng thời điểm. Có vẻ như NĐT trên sàn chứng khoán Việt Nam vừa chơi vừa ngó diễn biến các sàn châu Á, cũng như sàn futures của Mỹ.

Không có tình trạng bán tháo ở các mã vốn hóa lớn, nhưng cổ phiếu muốn xanh cũng hơi khó. Sau khi có 1 cơn sóng hồi nhẹ vào giữa phiên, cổ phiếu nói chung lại quay đầu giảm, nhất là Mid Cap và Small Cap. Large Cap trên HOSE đang gồng đỡ chỉ số, dù dưới tham chiếu. Thanh khoản sáng nay có vẻ nhỉnh hơn 1 chút so với sáng hôm qua, nhưng có lẽ chưa đủ để tạo ra chỉ báo kỹ thuật tích cực.

ROS vẫn là mã duy nhất tăng, và tăng trần trong nhóm VN30. Tính trên cả sàn HOSE, ngoài ROS chỉ còn 4 mã khác tăng trần, giảm đi so với 15 mã tăng trần lúc ATO.

Bộ tài chính vừa ban hành Thông tư 14/2020/TT-BTC miễn giảm giá 1 số dịch vụ hỗ trợ TTCK, bao gồm hỗ trợ cả NĐT chứng khoán và công ty chứng khoán. Sáng nay nhóm chứng khoán vẫn chìm trong sắc đỏ, nhưng đến cuối phiên 2 lãnh đạo SSIHCM đã dừng ở tham chiếu.

Nhóm ngân hàng vừa muốn khởi nghĩa giữa phiên sáng thì đến lúc này lại lắng xuống. Các mã gây chú ý giữa phiên là VPB, CTG, BID hay VCB đang quay trở lại mức giảm khá mạnh, 3-4%. HDB đang giảm đến 6.1%. Chỉ có KLB đứng giá và ACB giảm nhẹ 0.5%.

Khối ngoại vẫn bán ròng mạnh trên HOSE sáng nay, nhiều nhất ở ETF E1VFVN30, sau đó là HPG, KBCMSN. Những mã bị bán ròng mạnh nhìn chung đều giảm giá, trừ số ít như SSI, DPM còn trụ được ở tham chiếu.

HNX-Index và UPCoM-Index giảm nhẹ hơn so với VN-Index, có lẽ nhờ không có nhiều mã vốn hóa lớn và bị khối ngoại bán ròng. HNX-Index vẫn được các mã như DBC, HUT, PHP, VPI nâng đỡ. Trên Upcom, ACVBSR giảm 6%, không ít đại gia giảm 3-4% như MSR, FOXCTR… nhưng do biên độ dao động giá lớn, có rất nhiều mã nhỏ hơn tăng trên 10% giúp níu lại mức giảm cho chỉ số.

Với lệnh phong tỏa biên giới của EU, các đại gia ACVVJC sáng nay giảm đến 6%. HVN chỉ giảm hơn 3% nhưng tính từ khi có dịch đến nay cũng mất giá đến gần 40%. Với tình hình bi đát như lúc này, cũng như dự đoán về triển vọng tồi tệ của các đại gia hàng không Mỹ, thật khó mà nói đáy của các cổ phiếu hàng không Việt Nam này ở đâu.

GAS đang giảm đúng 5% cuối phiên sáng nay, kéo dài đà rơi theo cả 2 yếu tố dịch bệnh và giá dầu. Hôm nay cũng là ngày buồn với nhiều đại gia dầu khí họ PVN khác, PVS đang về mệnh giá, lần trước là đầu năm 2016. BSR, POW tiếp tục lặn sâu dưới tham chiếu. 2 cổ phiếu gây ngạc nhiên nhất giữa phiên sáng là DCMDPM thì đến lúc này 1 quay về tham chiếu, 1 cũng lui dần về tham chiếu.

Nhóm sắt thép vốn có nhiều mã xanh sáng này, giờ chỉ còn khoảng 2 mã gây chú ý là Dny và DTL. POM vốn tăng 6% thì giờ “trả số về mo”. 2 đại gia đầu ngành là HPG và HSg vẫn giảm hơn 3%, riêng HPG còn chịu áp lực rất lớn từ khối ngoại bán ròng.

Hôm nay là ngày GD cuối của hợp đồng tương lai Vn30F2003, giá hợp đồng sáng nay chạy rất sát chỉ số, khoảng cách chỉ chừng 1-1,5 điểm. Tuy nhiên hợp đồng kế tiếp VN30F2004 thì đang thấp hơn chỉ số 9,5 điểm.

10h30: Large Cap hồi nhẹ

Dường như mức 718 điểm lúc 9h40-9h45 là thấp nhất của VN-Index, chỉ số đang đi ngang từ đó đến lúc này, thậm chí nhích dần lên nhờ một số mã vốn hóa lớn hồi lại một chút, như VIC, CTG, VHM, VCB, MSN

Tuy vậy trên sàn HOSE, số mã giảm giá đã vượt lên trên 300. Trong nhóm VN30, vẫn chỉ có ROS ngạo nghễ tăng trần, 29 mã còn lại vẫn dưới tham chiếu. Dù sao các chỉ số futures Mỹ lẫn chỉ số chứng khoán châu Á cũng đang giảm mạnh, nếu so về mức giảm % thì dĩ nhiên VN-Index còn khiêm tốn.

HNX-Index đang muốn hồi nhanh hơn VN-Index, hiện chỉ số này chỉ còn thấp hơn tham chiếu 1.05%. Một số Large Cap sàn này đang tăng giá khá mạnh như DBC, hay PHP. Lưu ý rằng KLFHUT (2 mã tăng trần) được đưa vào nhóm Large Cap, nhưng thực tế với thị giá chỉ khoảng 2,000 đồng, vốn hóa 2 mã này chỉ tương đương Small Cap của sàn HOSE.

Ngân hàng vẫn đang là nhóm đỏ toàn diện, cả 18 mã đều giảm giá tính đến lúc này, và tất nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến các chỉ số lớn của 2 sàn niêm yết. Tuy nhiên cũng có 1 vài mã đang hồi nhẹ, như VCB, CTG, VPB

Khối ngoại vẫn bán ròng mạnh như “thường lệ”, tập trung nhiều nhất (số lượng) vào HPG, MSN, VNMROS được họ mua ròng hơn 100,000 cp. Có lẽ bán mạnh chủ yếu từ ETFs, nếu đúng như vậy thì có lẽ việc bán ròng còn kéo dài.

Kể từ khoảng 10h, DCM bất ngờ được kéo lên, hiện đã vượt trên tham chiếu 2%. Cũng bất ngờ tương tự là DPM, tăng hơn 3%. Đây là 2 hàng hiếm trong họ PVN tăng giá lúc này.

Sắt thép là một nhóm có khá nhiều mã tăng giá, trừ 2 đại gia HPGHSG giảm 2-3%, các mã nhỏ tăng giá khá mạnh là DNY, DTL, POM, SMC

Giảm ngay đầu phiên

Không ngoài dự đoán, VN-Index giảm đầu sáng nay gần 3%, sau khi NĐT chứng kiến 1 phiên giảm mạnh nữa trên sàn chứng khoán Mỹ. Trên sàn HOSE chỉ có chừng 60 mã tăng giá, nhưng ngạc nhiên là có đến 15 mã tăng trần. Chỉ số nhóm smallcap giảm nhẹ hơn chỉ số chính.

Đến lúc này khi nói về triển vọng kinh tế thế giới, thuật ngữ “Suy thoái” ngày càng được nhắc đến nhiều. Đó cũng là lý do khiến các chỉ số chứng khoán lớn của thế giới giảm mạnh, bất chấp các gói kích thích hay các tuyên bố trấn an lòng dân của các lãnh đạo quốc gia phát triển. Điều này khiến cho việc dò đáy chứng khoán ngày càng khó khăn, các đáy ngắn hạn vốn tưởng như vừa hiện ra trong mấy ngày qua, đến nay lại trở thành các điểm dừng của xu hướng downtrend mà thôi.

Với lệnh phong tỏa “biên giới” của nhiều quốc gia, hay thậm chí cả khu vực rộng lớn hơn như EU, rõ ràng các doanh nghiệp hàng không chịu ảnh hưởng kinh khủng nhất. Dự báo bây giờ không còn là doanh số hay lợi nhuận giảm bao nhiêu %, mà là doanh nghiệp sẽ lỗ ra sao, giá cổ phiếu biết khi nào là đáy. HVN sáng nay đe dọa khả năng lủng mức 20,000 đ/cp lần thứ 2, VJC giảm 3%, ACV tiếp tục lủng xuống dưới 50,000 đ/cp.

ROS tiếp tục tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp, ngược với 29 mã giảm trong nhóm VN30. Chỉ số nhóm này giảm 20 điểm (giảm 2.8%) về 680 điểm, với VPB giảm mạnh nhất (giảm 5,6%). Không ít cổ phiếu ngân hàng cũng giảm mạnh lúc này.

QCG sáng nay tiếp tục tăng trần phiên thứ 16 liên tiếp và lần phiên thứ 2 vượt lên trên mệnh giá. Cổ phiếu này hiện được coi là sáng tạo 1 lối đi riêng, đi cao tốc riêng. Dư mua trần sau ATO vượt hơn 1.4 triệu cp. Sau QCGAMD, tăng trần 14 phiên liên tiếp.

Giá dầu thế giới hôm qua lại tiếp tục rơi, về đáy gần 20 năm. Bên cạnh dự báo nhu cầu suy giảm, “cuộc chiến” giữa Ả Rập Xê út và Nga cũng là lý do khiến giá dầu giảm mạnh. Đối với các nhóm ngành lấy dầu là nguyên liệu đầu vào thì chưa bao giờ “hạnh phúc” hơn, nhưng có lẽ đối với nhóm ngành dầu khí thì không khác gì thảm họa. GAS sáng nay giảm gần 4%, PVD cũng giảm gần 5%, BSR giảm 6%...

Điểm sáng từ phía doanh nghiệp lúc này có lẽ là thông tin về kết quả SXKD 2 tháng đầu năm, ví dụ như POW, FPT hay sáng nay là DCM, tuy nhiên giá cổ phiếu thì cũng khó đi ngược đám đông.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán phái sinh 19/03/2020: Cẩn thận với các nhịp rung lắc trong phiên (18/03/2020)

>   Thị trường chứng quyền 19/03/2020: Hiện tượng phân hóa diễn ra (18/03/2020)

>   Vietstock Daily 19/03: Sắc xanh đã trở lại­­ (18/03/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 18/03: Lấy lại sắc xanh vào cuối phiên (18/03/2020)

>   Vietstock Daily 18/03: Khả năng hồi phục tăng lên (17/03/2020)

>   Chứng khoán phái sinh 18/03/2020: Phe Long chiếm ưu thế (17/03/2020)

>   Thị trường chứng quyền 18/03/2020: Dần khởi sắc trở lại (17/03/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 17/03: Hồi phục nhờ ngân hàng (17/03/2020)

>   Vietstock Daily 17/03: Rủi ro chực chờ (16/03/2020)

>   Chứng khoán phái sinh 17/03/2020: Dừng Short khi VN30-Index rơi về vùng 670-680 điểm (16/03/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật