Nhịp đập Thị trường 18/03: Lấy lại sắc xanh vào cuối phiên
VN-Index kết phiên tăng 0.25%, đạt mức 747.66 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 1.12 điểm và đạt mức 101.84 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên mua với 411 mã tăng và 255 mã giảm.
Diễn biến thị trường phiên chiều có phần nhàm chán hơn so với phiên sáng, khi VN-Index bị đạp xuống dưới tham chiều để rồi hồi lại vào cuối phiên, còn HNX-Index cũng bị đạp song vẫn giữ được sắc xanh. Thanh khoản trong phiên chiều tại sàn HOSE cũng suy giảm với hơn 112 triệu cổ phiếu được khớp, trong khi phiên sáng khớp hơn 146 triệu đơn vị.
Rổ VN30 kết phiên phân hóa với 13 mã tăng, 13 mã giảm và 4 mã đứng giá, trong đó PLX và ROS vẫn dẫn đầu khi hiện sắc tím, theo sau là BID, HPG, VCB hơn 2%. Ở chiều ngược lại, GAS, SSI và SAB là những gương mặt mất hơn 2%. Khối ngoại bán ròng hầu hết các mã nhóm này, ngoại trừ BID, CTG và VCB được mua ròng mạnh.
Nhóm cổ phiếu họ FLC vẫn lừng lững với 5 mã tím trong tình trạng trống bên bán là ART, AMD, ROS, HAI và KLF. Hai mã GAB và FLC cũng xanh hơn 2%. Với hơn triệu mã được đặt tại mức giá trần, dự kiến đà tăng kịch trần sẽ còn được giữ vững ở các mã trong phiên tới.
Mở đầu phiên với sự phân hóa, nhóm dầu khí kết phiên khá tiêu cực khi bị sắc đỏ xâm chiếm. Các mã PVD, BSR, PVS đều mất hơn 4% và chịu sức ép lớn từ lực cung của khối ngoại. Tuy nhiên, đa phần các nhóm ngành còn lại trên thị trường đều có diễn biến tích cực, hay tệ hơn cũng chỉ phân hóa như nhóm chứng khoán.
Nhóm cổ phiếu Mid và Small Cap tiếp tục giữ vững phong độ khi vẫn có hàng loạt các mã hiện sắc tím hay tăng cận trần, điển hình như TV2, SCR, STK, NTL,….
Khối ngoại bán ròng hơn 530 tỷ đồng trên sàn HOSE và gần 70 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VIC, ROS, VNM, HPG, VHM và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên sàn HOSE. HUT và PVS các mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX, với giá trị gần 38 tỷ đồng ở HUT, hơn 20 tỷ đồng ở PVS.
14h00: Tâm lý tiêu cực trở lại?
Tâm lý nhà đầu tư đột ngột bi quan đầu phiên chiều. Nhiều khả năng thông tin xuất hiện ca nhiễm thứ 58 tại Việt Nam đã tạo áp lực lên nhà đầu tư, từ đó dẫn đến động thái bán tháo vào đầu phiên chiều và khiến VN-Index mất mốc tham chiếu.
Độ rộng thị trường tính tới 14h đang nghiêng về bên mua với 334 mã tăng và 238 mã giảm điểm. Rổ VN30 hiện có 11 mã tăng, 18 mã giảm và 1 mã đứng giá, trong đó ROS đang là tâm điểm khi vẫn đang khoác sắc tím. Theo sau mã này, PLX bật hơn 5%, HPG, BID, VCB cùng tiến hơn 2%. Ở phía sắc đỏ, VRE, VJC, VHM cùng SSI sụt giảm quanh mốc 3%.
Nhóm công nghệ thông tin đang có diễn biến khá khởi sắc. Cụ thể, VTK bật tăng hơn 4%, theo sau đó là mức tăng 3.5% của CTR, VGI cũng nhảy vọt gần 3%.
Trái ngược với diễn biến của nhóm công nghệ thông tin, ngành chứng khoán có diến biến khá ảm đạm. Các ông lớn trong ngành như SSI, HCM, VND đều mất hơn 1% và bị khối ngoại bán ròng mạnh. Ở chiều ngược lại, CTS tăng cận trần, theo sau đó là BSI cũng nhảy vọt hơn 3.5%.
Sắc xanh đang chiếm ưu thế trong ngành bất động sản khu công nghiệp. Có thể kể tên như BCM có cú bứt phá khá ấn tượng ở mức 8%, TIX cũng góp niềm vui khi bật tăng hơn 6%, ITA nhảy vọt gần 2%. Theo góc nhìn kỹ thuật, sau khi tạo cây nến Bullish Belt Hold trong phiên ngày 13/03/2020 hàm ý nhịp điều chỉnh dường như đã kết thúc, ITA xác nhận nhịp hồi phục trong phiên tiếp theo. Hiện giá đang test lại đường middle của Bollinger Bands nên nhiều khả năng sẽ có những nhịp rung lắc tại đây.
Nhóm ngân hàng phân hóa trở lại với VCB, SHB, BID thu hẹp đà tăng còn dưới 3%, trong khi TPB, TCB, ACB, MBB lùi nhẹ dưới tham chiếu.
Phiên sáng: Large Cap bắt đầu chạy, thị trường chạy theo
VN-Index kết phiên sáng tăng 0.91%, đạt mức 752.58 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 1.67 điểm và đạt mức 102.39 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên mua với 376 mã tăng và 172 mã giảm.
Thị trường bắt đầu chạy trong giai đoạn nửa cuối phiên sáng khi lực cầu bắt đầu được tăng cường tại nhóm Large Cap. Điển hình như rổ VN30 có 19 mã tăng, 9 mã giảm và 2 mã đứng giá. Trong đó, số mã tiến hơn 2% đạt tới 10 mã với PLX, ROS dẫn dầu nhờ vào sắc tím và trong tình trạng trắng bên bán. Ở chiều ngược lại, SAB, SSI, VRE và NVL là những mã rớt hơn 2% thị giá. Tuy nhiên, khối ngoại vẫn bán ròng hầu hết các mã nhóm này, ngoại trừ VCB, CTG, BID và CTD.
HPG là điểm nhấn duy nhất tại nhóm thép với sắc xanh hơn 4% cùng thanh khoản ấn tượng, theo sau là HSG ở mức hơn 1%. Tuy nhiên, khối ngoại vẫn đang “xả hàng” mạnh tại nhóm khi bán ròng mạnh cả hai cổ phiếu này. NKG sau khi mở phiên tăng cận trần đã rơi khỏi tham chiếu trở lại cũng vì áp lực bán từ khối này. Theo góc nhìn kỹ thuật, tình hình của các mã không mấy khả quan bởi đều trong xu hướng giảm, và đang giằng co trở lại với nhịp sideway sau khi rơi mạnh từ đỉnh trước đó.
Nhóm phân bón tràn ngập sắc xanh với DCM, DPM, BFC đều bứt phá hơn 3%, trong bối cảnh các mã nhóm này có phần hưởng lợi từ sự sụt giảm của giá dầu thô. Các tín hiệu kỹ thuật ở nhóm cũng đã có phần khởi sắc hơn khi chỉ báo RSI tạo phân kỳ giá lên, giá cho tín hiệu tạo đáy khá đáng tin cậy.
Diễn biến nhóm hàng không cũng không mấy bi quan với ACV dẫn đầu khi nhảy bật hơn 5%, đồng thời được khối ngoại mua ròng hơn 400 ngàn đơn vị thông qua giao dịch thỏa thuận. Hai ông lớn trong ngành HVN và VJC hiện chỉ lùi nhẹ dưới tham chiếu, đồng thời chịu áp lực bán lớn từ khối ngoại.
HNX-Index tung bay trong bối cảnh 3 mã có ảnh hưởng lớn tới chỉ số là VCS, SHB và ACB đều nhảy giá mạnh, với SHB và VCS vượt 5%, ACB nhẹ nhàng hơn ở mức gần 3%.
Khối ngoại bán ròng hơn 240 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 20 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu ROS, VNM, HPG, VHM và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên sàn HOSE. HUT và PVS các mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX, với giá trị gần 10 tỷ đồng ở cả hai.
10h30: Large Cap phân hóa, thị trường giằng co trở lại
Nhóm Large Cap phân hóa khiến các chỉ số thị trường trở lại với nhịp rung lắc, song điểm chú ý nằm ở nhóm Mid và Small Cap khi hàng loạt các mã nhóm này tăng kịch trần!
Độ rộng thị trường tính tới 10h30 đang nghiêng về bên mua với 345 mã tăng và 154 mã giảm điểm. Rổ VN30 hiện có 14 mã tăng, 14 mã giảm và 2 mã đứng giá, trong đó ROS đang là điểm nhấn khi tăng trần nhưng khối ngoại lại bán ròng gần 5 triệu đơn vị. Theo sau mã này, PLX bứt phá hơn 5%, PNJ, CTD, HPG cùng VCB nhảy vọt hơn 2%. Ở phía sắc đỏ, GAS sụt giảm 2.5%, VRE cùng NVL mất hơn 1.5% thị giá, VPB, TCB, VHM chỉ sụt nhẹ dưới mốc tham chiếu.
Sắc xanh đang chiếm ưu thế trong nhóm cổ phiếu ngành dệt may. Cụ thể, STK tăng trần với sự hỗ trợ từ thông tin công ty đã thông qua quyết định mua lại 5 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, EVE cũng không kém cạnh khi bứt phá gần 6.5%, MSH nhảy vọt hơn 2%. Ở phía ngược lại, TNG sụt giảm 1.5%.
Sự phân hóa đang diễn ra ở nhóm bất động sản dân dụng. CRE nằm sàn, theo sau đó là mức giảm hơn 2.5% của NLG và VRE, DXG cùng NDN lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. Ở phía sắc xanh, HAR khoác sắc tím, DIG và CEO nhảy vọt quanh mốc 3%. Theo góc nhìn kỹ thuật, HAR tạo cây nến dạng Hammer trong phiên ngày 16/03/2020 hàm ý sự đảo chiều trong tâm lý của nhà đầu tư, mã này xác nhận nhịp hồi phục trong phiên tiếp theo bằng cây nến White Opening Marbozu. Hiện cổ phiếu tiếp tục tăng mạnh và vùng 3,300-3,600 (đáy cũ tháng 10/2019 và đỉnh cũ tháng 02, 03/2020) sẽ là kháng cự gần nhất cho HAR.
Nhóm cổ phiếu dòng FLC đang thể hiện một bộ mặt vô cùng hứng khởi. HAI, AMD, ROS, KLF cùng ART đều đã khoác sắc tím rịm, FLC cũng góp vui khi bật tăng 5.6%, theo sau đó là mức tăng gần 1.5% của GAB.
Sau khi liên tục thoát khỏi nhóm Large Cap, dòng tiền tiếp tục tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu Mid và Small Cap, bởi nếu quan sát trên sàn HOSE, hàng loạt các mã nhóm này đã tăng kịch trần trong tình trạng trống bên mua như FIT, HAR, DRH...
Mở cửa: Đầy tích cực
Nối tiếp tâm lý hưng phấn cuối phiên hôm qua, thị trường mở phiên đầy khởi sắc với sắc xanh tràn ngập khắp bảng điện, trong bối cảnh nhóm Large Cap đang xuất hiện nhịp hồi phục.
Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên mua với 291 mã tăng và 92 mã giảm điểm.
Rổ VN30 hiện có 21 mã tăng, 7 mã giảm và 2 mã đứng giá, trong đó ROS lại chính là điểm sáng với mức bứt phá hơn 4%, song lại bị khối ngoại bán ròng gần 80 ngàn đơn vị. Theo sau mã này là SAB, REE, PLX, CTD,…. Ở chiều ngược lại, ông lớn ngành hàng không và dầu khí là VJC và GAS mất hơn 1% thị giá, trong khi các mã còn lại chỉ lùi nhẹ dưới tham chiếu.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- Khai giảng: 18/03/2020 (Tp.HCM)
- Giảng viên: CMT-Charterholder
🖰 Xem ưu đãi tại đây
|
Nhóm ngân hàng xanh mướt khi chỉ có EIB lùi nhẹ dưới tham chiếu, TPB và TPB dậm chân tại chỗ, còn lại đều tăng điểm, với LPB, VIB và ACB dẫn đầu khi bứt phá hơn 2%.
Giá dầu tiếp tục sụt giảm phiên thứ 2 liên tiếp và ghi nhận mức đáy 4 năm mới, tuy nhiên diễn biến nhóm dầu khí lại ghi nhận sự khả quan với OIL bật tăng gần 5%, PVS, PVD gần 1% và PVB, PVC, BSR dừng chân tại tham chiếu. Nhìn về góc nhìn kỹ thuật thì các mã nhóm này đều đã rơi về các hỗ trợ cứng trong quá khứ, vì vậy một nhịp hồi phục xuất hiện cùng với thị trường là điều có thể dự đoán được
Lý Hỏa
FILI
|