Thứ Ba, 07/01/2020 17:25

Chứng khoán Yuanta: Năm 2020, VN-Index có thể đạt mức cao nhất trong vùng 1,100 - 1,200 điểm

Đó là nhận định của Công ty Chứng khoán (CTCK) Yuanta Việt Nam (YSVN) trong “Báo cáo Vĩ mô và thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2019 - Nhận định TTCK năm 2020”. Bên cạnh diễn biến xung đột Mỹ - Iran, YSVN cũng đã chỉ 3 yếu tố rủi ro lớn nhất với thị trường Việt Nam trong năm 2020.

Dự báo kinh tế vĩ mô Việt Nam tăng trưởng 6.8% - 7% trong năm 2020

Theo thống kê, GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7.02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra. Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% trong 10 năm gần đây.

Tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng trong khi ngành nông lâm ngư nghiệp giảm trong cơ cấu GDP, tuy nhiên so với các nền kinh tế phát triển tỷ trọng ngành dịch vụ đóng góp vào GDP ở Việt Nam vẫn còn thấp.

YSVN dự báo GDP có thể giảm tốc nhẹ trong năm 2020 và trong khoảng 6.8 - 7%.

Nguồn: YSVN

Bên cạnh đó, CTCK này chỉ ra rằng nguồn vốn FDI năm 2019 đạt 38.27 tỷ USD, tăng 7.9% so với 2018. Tổng vốn giải ngân cả năm đạt 20.38 tỷ USD, tăng 6.7% so với 2018.

Dự báo trong năm 2020, nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc khiến các doanh nghiệp chuyển đầu tư sang thị trường Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng hưởng lợi từ hàng loạt các hiệp định thương mại. Theo đó, tốc độ tăng trưởng FDI có thể duy trì 6.5 - 7% so với năm 2019.

Năm 2019, vốn FDI vào 19 lĩnh vực trong đó tập trung nhiều nhất vào Công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 68.5%) và Bất động sản (chiếm 10.5%).

Hồng Kông và Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu về nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam. YSVN chỉ ra rằng nguồn vốn từ Hồng Kông và Trung Quốc có xu hướng tăng cao so với năm 2018 do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Cụ thể Hồng Kông tăng 2.8 lần, Trung Quốc tăng 100% so với cùng kỳ 2018.

Nguồn: YSVN

Giá thịt lợn tăng cao sẽ ảnh hưởng đến CPI các tháng đầu năm 2020

Mặt khác, tính tới thời điểm cuối năm 2019, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát ở mức 2.78%. Tuy nhiên,giá lợn tăng cao trong những tháng cuối năm là nguyên nhân khiến CPI ngành hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng cao 9.17% so với cùng kỳ. YSVN đánh giá đây là yếu tố rủi ro sẽ còn ảnh hưởng trong các tháng đầu năm 2020.

Dự báo trong năm 2020, tỷ giá có thể tiếp tục ổn định, biến động trong mức +/-1%. Điều này lý giải bởi dự báo dòng vốn FDI tích cực vào năm 2020, xuất nhập khẩu tiếp tục gia tăng và dự trữ ngoại tệ trong nước dồi dào (73 tỷ USDD tính đến tháng 10/2019).

Lãi suất huy động dài hạn có thể tăng nhẹ do như cầu vốn ngân hàng tăng, nhằm đáp ứng năng lực quản lý rủi ro theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong khi đó, lãi suất cho vay khả năng vẫn duy trì bằng với mức năm 2019.

Trong kịch bản tích cực, VN-Index có thể đạt mức 1,100 - 1,200 điểm

Về thị trường chứng khoán, YSVN chỉ ra VN-Index đóng cửa năm 2019 ở 960.99 điểm với P/E ở quanh 15.7x. Đây là mức thấp nhất trong 3 năm trở lại, đồng thời cũng là mức P/E tại thời điểm năm 2017. So với các nước trong khu vực như Indonesia (mức 20.x), Thái Lan và Malaysia (mức 18.x), Philippines (mức 17.x) thì P/E ở Việt Nam đang ở mức rất hấp dẫn.

CTCK này dự báo tăng trưởng EPS năm 2020 trung bình là 14.4% (không bao gồm ngành truyền thông) và P/E dự phóng vào mức 14.13 lần.

Nhìn rộng ra, VN-Index vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng dài hạn. YSVN đánh giá đây là chu kỳ tăng trưởng cuối cùng của chu kỳ tăng dài hạn được hình thành từ năm 2009. Dự báo trong kịch bản tích cực, chỉ số thị trường có thể đạt mức cao nhất trong vùng 1,100 - 1,200 điểm trong năm 2020. Một điểm đáng lưu ý là so các quý trong năm, thị trường thường tăng tốt nhất trong quý 1.

Nguồn: YSVN tổng hợp

4 yếu tốt rủi ro cần chú ý trong năm 2020

Thứ nhất, chiến tranh thương mại có thể tiếp tục kéo dài, điều này sẽ tác động tiêu cực lên tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng vì kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Trung Quốc là lớn nhất.

Thứ hai, Việt Nam sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nếu Mỹ mở rộng danh mục hàng hóa Việt Nam trong danh sách điều tra về bán phá giá, và điều tra về khả năng thao túng tiền tệ của Việt Nam. Tính đến tháng 10/2019, thâm hụt thương mại của Mỹ từ Việt Nam là 38.46 tỷ USD.

Mặt khác, vấn đề xung đột giữa Mỹ - Iran trước mắt gây ảnh hướng giá dầu, tuy nhiên trong thời gian tới nếu quân sự hóa leo thang nhiều, bên vào cuộc có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế thế giới và thị trường chứng khoán.

Cuối cùng, YSVN cho rằng cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 cũng sẽ tác động một cách khó lường đến diễn biến của TTCK Mỹ. Nếu ông Trump không tái đắc cử, kinh tế Mỹ có thể đứng trước nhiều thay đổi về mặt chính sách khi Tổng thống mới nhận chức.

Duy Na

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 07/01: VN-Index tiếp tục giằng co? (06/01/2020)

>   PLX, IMP và HPG có gì hấp dẫn? (06/01/2020)

>   BVS: Lợi nhuận tăng trưởng nhanh đưa P/E 2020 về mức hấp dẫn (06/01/2020)

>   BSC: 'VN-Index có vùng trọng tâm 1,100 điểm trong năm 2020'  (06/01/2020)

>   Chứng khoán vẫn là kênh đáng đầu tư trong năm 2020? (09/01/2020)

>   Góc nhìn tuần 06-10/01/2020: Giằng co và đi ngang? (05/01/2020)

>   Góc nhìn đầu tư 2020: Ngành dầu khí (Kỳ 2) (07/01/2020)

>   Góc nhìn 03/01: VN-Index sẽ tiếp tục hồi phục? (02/01/2020)

>   Góc nhìn 02/01: Tiếp tục giằng co? (01/01/2020)

>   Ông Trần Xuân Bách (BVS): ‘Chỉ số ít cổ phiếu ngân hàng có thể đánh bại được thị trường năm 2020’ (20/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật