Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/11: Rung lắc khi tiến tới kháng cự ở vùng 980-985 điểm
Sau khi VN-Index xuất hiện mẫu hình nến Tweezers Bottom và Dragonfly Doji trong phiên ngày 25/11/2019 báo hiệu về sự đảo chiều trong tâm lý nhà đầu tư, chỉ số đã tăng trở lại trong phiên sáng ngày 26/11/2019.
Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Sau khi VN-Index xuất hiện mẫu hình nến Tweezers Bottom và Dragonfly Doji trong phiên ngày 25/11/2019 báo hiệu về sự đảo chiều trong tâm lý nhà đầu tư, chỉ số đã tăng trở lại trong phiên sáng ngày 26/11/2019.
Sau khi đã rơi khỏi lần lượt các hỗ trợ là trendline tăng trung hạn từ tháng 06/2019 và vùng 980-985 điểm, đà giảm của chỉ số đã chững lại nhờ vào hỗ trợ mạnh đến từ vùng hội tụ của SMA 250 ngày với đỉnh cũ tháng 12/2018 (tương đương vùng 960-970 điểm).
Hiện tại, với các chỉ báo như Stochastic Oscillator, Relative Strength Index đều đã tiến sát vùng oversold, cũng như là độ mạnh đến từ hai vùng 960-970 và 980-985 điểm, nhiều khả năng chỉ số sẽ có rung lắc giữa hai vùng này.
Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
HNX-Index tiếp tục tăng điểm trong phiên sáng ngày 26/11/2019 song nhiều khả năng đây vẫn chỉ là nhịp hồi kỹ thuật khi chỉ báo Relative Strength Index vẫn chưa trở lại mốc 50, Stochastic Oscillator chưa cho mua trở lại.
Trendline giảm ngắn hạn sẽ là kháng cự của chỉ số và nếu vượt được ngưỡng này, khả năng cao nhịp điều chỉnh hiện tại sẽ kết thúc và chỉ số sẽ dao động sideways trở lại.
HPG - CTCP Tập đoàn Hòa Phát
Sau một nhịp điều chỉnh khi HPG đã test không thành công kháng cự tại vùng 22,400-23,000, HPG đã tạo các mẫu hình nến báo hiệu đảo chiều như Bullish Harami, Tweezers Bottom tại hỗ trợ ở đường SMA 50 ngày hàm ý về sự hồi phục trở lại của cổ phiếu.
Hiện tại, HPG đã tăng trở lại với cây nến White Marubozu trong phiên sáng ngày 26/11/2019 và xác nhận tín hiệu từ các mẫu hình này. Vùng 22,400-23,000 đang là kháng cự mạnh của giá khi hội tụ với trendline giảm trung hạn, song nếu vượt được ngưỡng này thì triển vọng của HPG sẽ tích cực hơn.
Chỉ báo Relative Strength Index tăng, vượt mốc 50 và trendline kháng cự cho thấy khả năng giá có bứt phá khỏi kháng cự trên tăng lên.
MSH - CTCP May Sông Hồng
MSH đã bứt phá khỏi trendline giảm ngắn hạn với cây nến Rising Window và White Opening Marubozu trong phiên ngày 13/11/2019 cho thấy nhiều khả năng xu hướng giảm ngắn hạn đã kết thúc trên cổ phiếu. Tuy nhiên, đường SMA 20 ngày vẫn chưa cắt lên SMA 50 ngày chứng tỏ xu hướng tăng vẫn chưa trở lại.
Hiện tại, sau khi test không thành công kháng cự tại vùng 57,000-58,300 (tương ứng với đáy cũ tháng 05, 06/2019) với tổ hợp nến Evening Star, MSH đã rung lắc trở lại khi test hỗ trợ tại vùng 53,000-54,300 (hội tụ của trendline giảm ngắn hạn, SMA 20 ngày với Window tạo bởi phiên ngày 13/11/2019). Song với mức khối lượng liên tiếp ở mức thấp dưới trung bình 20 phiên thì khả năng cao giá sẽ còn tiếp tục rung lắc trong những phiên tới.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
|