Thứ Năm, 10/10/2019 16:31

Cảng biển Việt Nam phát triển thiếu đồng bộ

Sáng 10-10, tại TP Vũng Tàu, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) đã tổ chức hội nghị thường niên 2019. Những bất cập, vướng mắc trong phát triển cảng biển Việt Nam đã được hiệp hội chỉ ra khá cụ thể và chi tiết.

Cảng biển Việt Nam phát triển thiếu đồng bộ - Ảnh 1.
Tàu container cập cảng Cái Mép - Thị Vải - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Ông Lê Công Minh - chủ tịch VPA - đánh giá một trong những vấn đề chính của cảng biển Việt Nam hiện nay là vẫn phát triển không đồng bộ giữa cảng biển với cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics. 

Ngoài ra theo báo cáo của VPA, sự phát triển, gia tăng của các thành viên cũng có sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực. 

Cụ thể, trong khi lượng hàng hóa thông qua các cảng ở khu vực miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long giảm thì các cảng ở TP.HCM, Đồng Nai và Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa- Vũng Tàu) lại tăng cao và chiếm gần 60% thị phần cả nước. Riêng hàng container qua cảng Cái Mép - Thị Vải năm 2018 tăng 21%, 6 tháng đầu năm 2019 tăng 26%.

"Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải đang có tiềm năng rất lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khi được kết nối với sân bay Long Thành sẽ trở thành trung tâm hàng hải, hàng không quốc tế", ông Minh nói.

Cảng biển Việt Nam phát triển thiếu đồng bộ - Ảnh 2.
Xe container kẹt dài trên đường Đồng Văn Cống vào cảng Cát Lái - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dù tăng trưởng chung nhưng theo đánh giá của VPA, nhiều cảng vẫn còn gặp khó khăn trong cạnh tranh, kinh doanh và không đủ tích lũy để phát triển lên hiện đại như: giá dịch vụ container còn thấp, bao cấp cho vận tải biển nước ngoài khi vận tải nội địa, phát triển cảng manh mún… 

Đáng chú ý, TP.HCM phải "cơi nới" giao thông đô thị để "sống chung" với lượng hàng container rất lớn ra vào cảng Cát Lái. Việc này đã gây ra hàng loạt vấn đề ngày càng trầm trọng về giao thông đô thị, xã hội và môi trường. 

Trong khi đó, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long dù có cảng nhưng do chưa có giao thông kết nối nên hàng hóa ở đây và cả hàng quá cảnh của Campuchia vẫn phải thông qua các cảng ở TP.HCM, Bà Rịa- Vũng Tàu. 

Ngoài ra, thế mạnh của đồng bằng này là mạng lưới đường thủy nội địa nhưng gần đây lại có các dự án cảng lớn đề ra chiếm dụng đất đai nhiều và cạnh tranh với chính nhóm cảng số 5 (tức nhóm cảng ở Đông Nam bộ và TP.HCM).

Cảng biển Việt Nam phát triển thiếu đồng bộ - Ảnh 3.
Xe chở container ở cảng Cái Mép - Thị Vải - Ảnh: ĐÔNG HÀ

VPA kiến nghị điều chỉnh giá dịch vụ để tiệm cận với khu vực và đặc biệt là giải quyết, khắc phục chuyện khó khăn trong việc đổ vật chất nạo vét tại cảng cảng. Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Công - thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải - thừa nhận giá cảng biển tại Việt Nam quá thấp, thấp hơn cả Campuchia và đồng tình với đề xuất này. 

Theo ông Công, về khó khăn trong thủ tục đổ vật chất nạo vét ở các cảng, luồng lạch, bộ đã nhiều lần làm việc, họp với Chính phủ, Bộ Tài nguyên và môi trường nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp triệt để.

ĐÔNG HÀ

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Một công ty Việt nghi bị lừa hơn 61.000 USD (10/10/2019)

>   Hội chứng đội vốn (10/10/2019)

>   Đưa đường băng số 2 Sân bay Cam Ranh vào khai thác (10/10/2019)

>   Xét xử vụ tham ô 78,6 tỉ đồng tại Công ty xổ số Đồng Nai (10/10/2019)

>   Triển khai phương thức bay mới, sân bay Tân Sơn Nhất có thể khai thác 54 chuyến/giờ (10/10/2019)

>   Lô quần áo Trung Quốc hàng ngàn chiếc giả mạo xuất xứ Việt Nam (10/10/2019)

>   Tháo gỡ vốn vay tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (10/10/2019)

>   Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng trở lại (10/10/2019)

>   Bí ẩn "Hoa Tháng Năm" trong vụ đất vàng 8-12 Lê Duẩn (09/10/2019)

>   Đề xuất giá mua điện mặt trời theo vùng miền (09/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật