Thứ Năm, 10/10/2019 07:30

Tháo gỡ vốn vay tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên

Bộ Tài chính vừa có văn bản tham gia ý kiến thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Tháo gỡ vốn vay tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên
Tuyến Metro số 1 - đường sắt trên cao. Ảnh: Độc Lập

Trước đó, UBND TP.HCM có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT về việc thẩm định nguồn vốn và cân đối vốn của 2 tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên và tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương. Văn bản đề nghị các cơ quan cùng ngồi lại để lắng nghe, trao đổi, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong công tác thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn điều chỉnh của 2 dự án. Bởi căn cứ kế hoạch thẩm định, phê duyệt điều chỉnh 2 dự án, thời hạn hoàn tất hồ sơ trình điều chỉnh dự kiến phải kết thúc trước ngày 31.10 nhằm đảm bảo kịp thời gian trình HĐND TP vào kỳ họp cuối năm. Tuy nhiên, cho đến nay, TP vẫn chưa nhận được ý kiến thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn điều chỉnh. Nếu tiến độ thực hiện các thủ tục thẩm định, phê duyệt điều chỉnh 2 dự án tiếp tục kéo dài, chậm trễ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch, tiến độ thực hiện công việc của dự án.

Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên dài gần 20 km, đang gặp khó khăn về thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án (từ khoảng hơn 17.000 tỉ đồng tăng lên hơn 47.000 tỉ đồng). Theo Bộ Tài chính, về trị giá vốn vay Nhật Bản trong tổng mức đầu tư điều chỉnh dự án này, bộ đề nghị UBND TP.HCM xác định rõ tổng mức đầu tư được duyệt là bằng VND hay đồng yen Nhật Bản, căn cứ xác định, tỷ giá quy đổi; trên cơ sở đó làm rõ cơ cấu vốn vay, vốn đối ứng phù hợp theo chế độ quy định.

Đối với phần vốn vay, trên cơ sở xác định tổng nhu cầu vốn vay (điều chỉnh), giá trị vốn vay các hiệp định đã ký kết, để xác định nhu cầu cần vay thêm (nếu có). Trường hợp cần vay thêm, đề nghị TP.HCM có đề xuất gửi Bộ KH-ĐT tổng hợp báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định. Về nguồn vốn ngân sách T.Ư cấp phát bổ sung có mục tiêu cho UBND TP.HCM, căn cứ vào nguyên tắc xác định vốn cấp phát (từ nguồn vốn vay) đề nghị Bộ KH-ĐT rà soát, cân đối vốn phù hợp. Về biện pháp quản lý, đề nghị UBND TP.HCM dự kiến mức dư nợ của từng năm giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo mức dư nợ trong hạn mức cho phép. Trường hợp dư nợ vượt quá mức cho phép, đề nghị TP giảm vay, tăng bố trí vốn đối ứng trong nước.

Đối với dự toán năm 2020, trên cơ sở dự toán của TP.HCM, Bộ Tài chính đã tổng hợp và đang trình cấp có thẩm quyền bố trí cho TP vay lại để thực hiện dự án xây dựng đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên là 11.254,74 tỉ đồng.

Tiêu Phong

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng trở lại (10/10/2019)

>   Bí ẩn "Hoa Tháng Năm" trong vụ đất vàng 8-12 Lê Duẩn (09/10/2019)

>   Đề xuất giá mua điện mặt trời theo vùng miền (09/10/2019)

>   TP.HCM gắn hơn 10.000 camera dự kiến hết 1.600 tỉ, để làm gì? (09/10/2019)

>   Việt Nam có thể tắt sóng 2G từ 2022 (08/10/2019)

>   Thủ tướng chốt phương án nghỉ Tết Canh Tý tổng cộng 7 ngày (08/10/2019)

>   Kiểm toán nhà nước chuyển 2 vụ việc sang cơ quan điều tra (08/10/2019)

>   "Mổ xẻ" nguyên nhân kéo ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam tụt hậu (08/10/2019)

>   Việt Nam lên kế hoạch xuất trả phế liệu gây ô nhiễm (08/10/2019)

>   Thoát khỏi thủ tục trì trệ: Tháo gỡ ách tắc hạ tầng (08/10/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật