Thứ Bảy, 14/09/2019 14:37

Khánh thành đường vận tải thủy từ nội địa Pháp đến Việt Nam

Mỗi tuần, gần 600 tấn malt đại mạch sẽ được vận chuyển đến Việt Nam nhờ tuyến vận tải thủy mới nối liền cảng sông Gron, tỉnh Yonne với cảng biển Cái Mép, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tàu mang cờ Việt Nam và EU tại cảng Gron, tỉnh Yonne, Pháp trong ngày khai trương tuyến vận tải mới. Ảnh : Linh Hương/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, gần 600 tấn malt đại mạch (nguyên liệu chính để sản xuất các loại bia) của vùng Bourgogne-Franche-Comté, miền Trung nước này, sẽ được vận chuyển mỗi tuần đến Việt Nam nhờ có tuyến vận tải thủy mới nối liền cảng sông Gron, tỉnh Yonne với cảng biển Cái Mép, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuyến vận tải này sẽ tạo thuận lợi cho quan hệ thương mại giữa vùng Bourgogne và Việt Nam, dự kiến sẽ tăng tốc do Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã được ký kết ngày 30/6 vừa qua.

Kể từ tháng 9/2019, đại mạch trồng ở Yonne được xuất khẩu sang Việt Nam để sản xuất bia.

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thiệp nhấn mạnh: "Đây chỉ là sự khởi đầu. Việc kết hợp vận tải đường sông nội địa Pháp với đường biển cho phép các doanh nghiệp trong vùng gửi hàng hóa một cách nhanh nhất đến 2 cảng biển Le Havre của Pháp và Cái Mép của Việt Nam."

"Tuyến đường này đón trước việc trao đổi thương mại giữa 2 nước, dự kiến tăng nhanh trong thời gian tới, từ 5% lên 20%, khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU có hiệu lực. Đặc biệt đối với vùng Bourgogne chuyên về sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp mong muốn đẩy mạnh việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản được ưa chuộng ở Việt Nam như bột mỳ, thịt và hoa quả," Đại sứ nhấn mạnh.

Theo đại sứ, xuất khẩu malt đại mạch dùng để sản xuất bia tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 250.000 tấn vào năm sau. Điều đó sẽ đảm bảo tuyến đường thủy này chạy hết công suất.

Mặt khác, đây là tuyến vận tải 2 chiều, qua đó Việt Nam cũng sẽ xuất khẩu sang Pháp những mặt hàng thế mạnh nếu đạt được tiêu chuẩn của châu Âu.

Bốc xếp container hàng đầu tiên của tuyến vận tải thủy mới. Ảnh: Linh Hương/TTXVN

Việt Nam đang trên đà tăng trưởng kinh tế nhanh. Đây cũng là một quốc gia tiêu thụ bia lớn, với trung bình 42 lít/người/năm. Một thị trường đầy hứa hẹn đã mở ra với các nhà sản xuất malt đại mạch ở Bourgogne và nhất là ở Yonne.

Hợp đồng xuất khẩu 5.000 tấn malt đại mạch đầu tiên sang Việt Nam vừa được ký kết.

Mỗi tuần, khoảng 30 container được xếp lên xà lan rời cảng Gron đến thành phố Hồ Chí Minh, qua cảng biển Le Havre.

Các đối tác Pháp và Việt Nam hy vọng sẽ tăng lượng hàng xuất khẩu này lên gấp 4 lần trong tương lai gần.

Theo ông Didier Mercey, Chủ tịch công ty Logi Yonne phụ trách phát triển cảng Gron, liên doanh Logi VietFrance quản lý tuyến vận tải thủy mới giữa 2 nước đã được thành lập sau vài năm nghiên cứu thị trường Việt Nam.

Ông cho biết trong thời gian tới, liên doanh sẽ nghiên cứu việc xuất khẩu dây cáp hoặc các sản phẩm công nghệ cao khác được sản xuất tại Yonne và Bourgogne.

Linh Hương - Toàn Trí

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Kiều hối tại TP.HCM đạt 3,65 tỉ USD (14/09/2019)

>   Việt Nam tăng 4 hạng về năng lực cạnh tranh du lịch (14/09/2019)

>   Coi Trung Quốc là thị trường dễ tính, xuất khẩu nông thủy sản có thể nhận "trái đắng" (14/09/2019)

>   Doanh nghiệp Việt cần làm gì để nâng tầm ngành công nghiệp hỗ trợ? (14/09/2019)

>   Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: "Xuất khẩu nông sản giảm sút do Trung Quốc siết chặt nhập khẩu" (14/09/2019)

>   10 năm không giải phóng mặt bằng, dự án chăn nuôi nợ hơn 80 tỉ (14/09/2019)

>   Cầu đường sắt Bình Lợi 117 năm ở Sài Gòn sắp thôi "sứ mệnh" (14/09/2019)

>   Cạnh tranh với Việt Nam, Thái Lan đưa ra nhiều ưu đãi đón sóng dịch chuyển sản xuất (13/09/2019)

>   Vụ đường 250 tỷ vừa xong đã hỏng: Tạm dừng giao việc đối với 2 lãnh đạo (13/09/2019)

>   Chính phủ muốn "đổi vai" trong xây dựng luật (13/09/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật