Thứ Tư, 28/08/2019 14:09

Trung Quốc chuẩn bị cho kịch bản không có thỏa thuận sau màn "lật mặt" của ông Trump

Có lẽ chẳng ai bất ngờ hơn Chính phủ ở Bắc Kinh khi nghe tin Trung Quốc đã gọi điện cho chính quyền Mỹ để yêu cầu khởi động lại đàm phán.

Sau một tuần đầy rẫy những tín hiệu mâu thuẫn, độ tin cậy của ông Trump dần trở thành một chướng ngại vật lớn đối với Bắc Kinh trên con đường tiến tới thỏa thuận lâu dài với Mỹ, dựa trên nguồn tin thân cận từ các quan chức Trung Quốc. Chỉ một vài nhà đàm phán ở Bắc Kinh nhận thấy Mỹ và Trung Quốc có thể tiến tới thỏa thuận trước cuộc bầu cử Mỹ năm 2020, một phần là do quan chức Trung Quốc cảm thấy lo ngại nếu khuyên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký một thỏa thuận mà ông Trump có thể phá vỡ.

Trong những nhận định ứng khẩu với các phóng viên tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Pháp vào ngày thứ Hai (26/08), ông Trump khẳng định các quan chức Trung Quốc đã gọi nhóm đàm phán Mỹ và cho biết “hãy trở lại bàn đàm phán”. Trong những lần xuất hiện sau đó, ông Trump lại đưa ra tình hình ảm đạm của Trung Quốc là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh rất muốn có một thỏa thuận: “Họ đang bị tổn thương rất nghiêm trọng, nhưng họ hiểu đó là điều đúng đắn nên làm”.

Tất cả đều là nguyên liệu để tạo ra những cái tít đầy sức hút và cổ phiếu tăng giá trong giây lát, nhưng không ai trong giới chức Bắc Kinh có vẻ biết về cuộc gọi trong đêm ngày 25/08. Tệ hơn nữa, những nỗ lực cho thấy Trung Quốc đang cúi mình trước áp lực từ Mỹ của ông Trump thực sự đã làm nảy sinh một số nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của họ về ôngTrump: Ông Trump không đáng tin.

“Sự lật mặt khiến ông Trump ngày càng không đáng tin hơn”, Tao Dong, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Trung Quốc tại Credit Suisse Private Banking ở Hồng Kông, cho hay. “Điều này khiến hai bên khó tiến tới giải pháp nhanh chóng”.

Hai quan chức Trung Quốc đã ví cách tiếp cận của Mỹ giống như những gì xảy ra trong cuộc chiến Triều Tiên, cho rằng họ vẫn đấu tranh trong lúc trao đổi và sử dụng đấu tranh để đẩy nhanh các cuộc đàm phán. Trung Quốc đã chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho trường hợp không có thỏa thuận, bao gồm việc đặt các công ty Mỹ vào danh sách không đáng tin và kích thích nền kinh tế, dựa trên nguồn tin thân cận.

Trong ngày thứ Ba (27/08), Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại nói họ không biết về cuộc điện đàm mà ông Trump nói tới. Một trong những người đầu tiên đề cập đến vấn đề này là Hu Xijin – Tổng Biên tập Thời báo Hoàn cầu. Ông Hu cho biết Tổng thống Mỹ đã làm quá lên về tầm quan trọng của các cuộc trao đổi cấp thấp và quan điểm của Trung Quốc không hề thay đổi.

Mặc dù các quan chức Trung Quốc vẫn sẵn lòng tham gia đàm phán thương mại, nhưng dường như họ cũng chuẩn bị cho sự tách rời với nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhất là khi ông Trump ra lệnh cho các công ty Mỹ tìm kiếm phương án thay thế cho Trung Quốc. Sau khi các cuộc đàm phán đổ vỡ trong tháng 5/2019, ông Tập lại kêu gọi Trung Quốc “tự lập” trong những công nghệ chủ chốt và thậm chí kêu gọi người dân tham gia vào một cuộc “kháng chiến trường kỳ”.

“Trên thực tế, sự tách rời dần dần đang diễn ra vì các công ty đã lên kế hoạch thay thế khi có quá nhiều sự không chắc chắn”, Tim Stratford, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc và từng là trợ lý của Đại diện Thương mại Mỹ, cho hay.

Xung đột đang gây ra những tổn thương sâu sắc cho Trung Quốc, khiến nước này tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong gần 3 thập kỷ trong lúc các cơ quan chức trách muốn kìm hãm nợ và rủi ro tác động đến ổn định tài chính. Dù vậy, các quan chức Trung Quốc vẫn còn có khoảng trống để nới lỏng chính sách: Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) tiết lộ một cuộc cải cách lớn – vốn được tạo ra để làm giảm chi phí đi vay – và Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc cho phép các tỉnh thành phát hành thêm trái phiếu để đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Xét về mặt chính trị, ông Tập không có nhiều khả năng để chiều lòng ông Trump. Những quan chức với lập trường cứng rắn càng cứng rắn hơn mỗi khi ông Trump phá vỡ thỏa thuận đình chiến và đả kích Trung Quốc, từ nâng thuế cho đến thêm các công ty công nghệ hàng đầu vào danh sách đen.

Mặc dù Trung Quốc cởi mở đối với thỏa thuận bao gồm tăng cường mua nông sản của Mỹ, nhưng ông Tập khó lòng ký vào thỏa thuận mà trong đó Mỹ vẫn giữ lại hàng rào thuế quan. Ông ấy cũng không thể đồng ý với chuyện tư nhân hóa một phần của nền kinh tế.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Nhà xưởng Trung Quốc bị bỏ không vì chiến tranh thương mại (28/08/2019)

>   Hai quan điểm đối lập ở Trung Quốc về chiến tranh thương mại (28/08/2019)

>   Trung Quốc gieo rắc hoài nghi về đàm phán thương mại (28/08/2019)

>   Thuyết hỗn loạn trong đàm phán của ông Trump đi vào ngõ cụt? (27/08/2019)

>   Nếu các công ty Mỹ rời đi, các công ty Trung Quốc sẽ ra sao? (27/08/2019)

>   Mỹ và Pháp đạt được thỏa hiệp sơ bộ về thuế kỹ thuật số (27/08/2019)

>   Căng thẳng với Trung Quốc, Mỹ "ngấm đòn" chiến tranh thương mại? (27/08/2019)

>   Bảy dấu hiệu cảnh báo suy thoái toàn cầu đang đến (28/08/2019)

>   Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc trở lại đà tăng, nhưng triển vọng vẫn ảm đạm (27/08/2019)

>   Ông Trump: Ngoài tiến tới thỏa thuận, Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác (27/08/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật