SCMP: Thương chiến căng thẳng trong 1 năm qua chỉ mới là “chương đầu” của cuộc ganh đua Mỹ-Trung
Một năm sau khi phát động cuộc chiến thuế quan “ăn miếng trả miếng” – vốn đã làm đảo lộn hệ thống thương mại toàn cầu, rất ít chuyên gia thương mại cho rằng mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ sớm cải thiện.
Thay vào đó, các công ty được khuyên bảo hãy chuản bị cho một sự thay đổi lâu dài, trong đó con đường phía trước sẽ đầy rẫy những bất ổn, những dòng tweet có vẻ bực dọc và hàng rào thuế quan. Thay vì tiến dần tới một thỏa thuận thương mại, Mỹ và Trung Quốc dường như đang củng cố thêm vị thế của họ (dù rằng cả hai bên đã tiến tới thỏa thuận đình chiến thương mại).
Bắc Kinh khăng khăn cho rằng, điều kiện tiên quyết để tiến tới một thỏa thuận là Mỹ phải dẹp bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan đã áp lên 250 tỷ USD hàng háo Trung Quốc. Cùng lúc đó, chuyện Trung Quốc thay đổi mô hình kinh tế chỉ để làm vui lòng Mỹ là rất khó xảy ra.
* Sau hội nghị G20, Trung Quốc đòi Mỹ dẹp bỏ hết hàng rào thuế quan
“Tôi không thấy một kịch bản mà Mỹ sẽ dẹp bỏ toàn bộ hàng rào thuế quan đã triển khai cho tới nay. Tôi nghĩ họ đã dấn quá sâu và tôi cho rằng có quá nhiều mối quan ngại sâu sắc về cấu trúc khiến Mỹ khó lòng loại bỏ hàng rào thuế quan”, Jon Cowley, Luật sư thương mại quốc tế cấp cao tại Baker McKenzie ở Hồng Kông, cho hay.
“Tại thời điểm này, những gì tôi đang nghe thấy là Trung Quốc muốn biết Mỹ sẽ làm gì với những công ty Trung Quốc bị thêm vào danh sách đen về thương mại và sau đó trì hoãn mua nông sản Mỹ cho đến khi họ thấy những hành động tích cực từ Mỹ”, Cowley nói thêm.
Các chuyên gia thương mại, cựu quan chức Chính phủ Trung Quốc và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi hàng rào thuế quan có vẻ cam chịu trước những sự gián đoạn. Đối với Dong Tao, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Trung Quốc đại lục của Credit Suisse Private Banking, 12 tháng căng thẳng vừa qua “chỉ mới là dòng đầu của chương 1” trong câu chuyện về xung đột giữa các siêu cường.
“Tôi cũng đã trao đổi với những người đồng cấp ở Washington. Họ rất lo ngại về sự phát triển hiện tại của Trung Quốc. Trung Quốc không còn là Trung Quốc mà họ từng biết, họ đang cố gắng nghiên cứu về cách đối phó với một Trung Quốc rất mới. Chiến tranh thương mại không chỉ do ông Trump khởi xướng, ông ấy còn có được sự ủng hộ từ những cố vấn đằng sau và một số cố vấn thậm chí còn ‘diều hâu’ hơn cả ông Trump”, ông Yu nói thêm, ngụ ý rằng phía Trung Quốc cảm thấy khó mà đọc vị Mỹ.
Theo quan điểm của một số người, sự thiếu rõ ràng về những gì Mỹ mong muốn đạt được từ cuộc đàm phán khiến Trung Quốc bớt muốn tiến tới thỏa thuận. Một cựu quan chức Mỹ mô tả sự thay đổi quan điểm thường xuyên ủa ông Trump là “sự thay đổi có chủ ý”, trong đó Nhà Trắng cố tình “thọc gậy bánh xe” hết lần này đến lần khác.
“Vẫn còn chưa rõ Mỹ muốn gì: Có phải là khả năng tiếp cận thị trường, cải cách quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ bắt buộc, cải thiện điều kiện kinh doanh ở Trung Quốc hay tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc?”, Bryan Mercurio, Giảng viên luật kinh tế quốc tế tại Đại học Trung văn Hương Cảng (CUHK), cho hay. “Trung Quốc đã thể hiện là họ không quá gấp trong việc chấm dứt cuộc chiến này. Trung Quốc đang nói Mỹ còn không biết họ muốn gì, vậy thì tại sao phải nhún nhường?”.
Có thể cho rằng các “di sản chính” của năm vừa qua là những tác động đối với chuỗi cung ứng và sự bình thường hóa chính sách thương mại – một yếu tố từng được xem vượt quá giới hạn cách đây 1 năm về trước. Cũng như cuộc giao tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, Washington đã đe dọa một chương trình thuế quan toàn diện đối với Liên minh châu Âu (EU), vũ khí hóa thuế quan như một biện pháp thay đổi chính sách nhập cư của Mexico và cũng áp thuế đối với các đối thủ thuở trước như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tuần này, khả năng xảy ra thương chiến Nhật-Hàn đã nảy sinh khi Nhật Bản đặt giới hạn xuất khẩu đối với các nguyên vật liệu công nghệ cao vì xung độ về lao động cưỡng bức trong Thế chiến II và Hàn Quốc đã dọa trả đũa. Điều này cho thấy các quốc gia có thể sử dụng các biện pháp thương mại trong các tranh chấp địa chính trị.
“Mỹ đã mở ra chiếc hộp Pandora bằng cách sử dụng hàng rào thuế quan làm vũ khí để đạt được các mục tiêu khác, đó thực sự là một vấn đề đáng lo ngại. Và bạn có thể thấy rằng Nhật Bản và các quốc gia khác có thể đã học từ Mỹ trong cách áp dụng thuế quan và đây thực sự là thuốc độc đối với hệ thống thương mại thế giới”, theo ông Henry Gao, Giảng viên luật thương mại tại Đại học Quản lý Singapore.
Thế nhưng, một điều rõ ràng từ diễn biến thương chiến Mỹ-Trung trong 1 năm qua là yếu tố bất ngờ đã hoàn toàn biến mất. Các doanh nghiệp hiện đang dự báo về điều tồi tệ nhất và đang lên kế hoạch cho mọi mối đe dọa mà ông Trump đưa ra.
Vũ Hạo (Theo SCMP)
FiLi
|